Phiền hà từ lời mời cho vay trả góp

Tôi thường xuyên nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ phía công ty tài chính cho vay trả góp. Đầu tiên là gọi mời: “Cho vay, làm thẻ, có ngay trong tài khoản 30 triệu đồng, với hàng loạt ưu đãi bất ngờ”; “Làm ngay, đưa tận tay, chỉ cần đồng ý qua điện thoại là được”.

Ban đầu tôi đều nhã nhặn từ chối vì thấy không có nhu cầu vay tiền. Nhưng rồi nhân viên từ các công ty tài chính vẫn thường xuyên gọi điện mời chào và khi tôi từ chối thì họ tỏ ra rất khó chịu. Khi tôi chọn cách chặn số điện thoại thì vẫn nhận được cuộc gọi quấy rầy từ những số điện thoại khác.

Gần đây nhất, tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ số lạ. Vì thấy quá phiền nên tôi chọn cách không nghe máy khi thấy số lạ. Thế nhưng số điện thoại này liên tục gọi đến. Lúc đó, tôi rất hoang mang vì nghĩ có khi nào người thân của mình gặp chuyện gì mới có người gọi liên tục như thế để báo tin. Thế nên tôi nhận cuộc gọi và tá hỏa khi nghe bên kia nhân viên của công ty tài chính hỏi bằng giọng cằn nhằn: “Anh có phải là người thân của anh X. không. Sao anh X. và anh không ai nghe máy? Em thông báo đến anh là anh X. đã trễ hạn đóng tiền. Anh phải có trách nhiệm thông báo tới anh X.”.

Anh X. là anh họ của tôi, lúc đó tôi mới biết anh X. mua trả góp và lấy số điện thoại của tôi để đăng ký vào danh sách những người thân của anh ấy khi làm thủ tục vay trả góp. Và khỏi phải nói, những tháng sau đó tôi liên tục nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ công ty này đòi nợ hoặc giục trả nợ cho anh X. Các nhân viên của công ty này khi gọi điện hoặc nhắn tin đến đều dùng lời lẽ xúc phạm, thậm chí đe dọa, gây áp lực. Khi tôi kể chuyện này thì mới hay ở ngoài quê, gia đình anh X. cũng liên tục bị “khủng bố”. Thậm chí, người thân trong gia đình anh X. than rằng “họ còn dọa rằng sẽ về tận nhà để xiết nợ”.

Bây giờ, mỗi khi thấy tiếng chuông điện thoại, tôi lại có cảm giác hơi khó chịu. Hoặc tin nhắn mời chào cho vay, làm thẻ, hoặc một cuộc gọi đòi nợ từ những công ty tài chính mà tôi chẳng liên hệ gì cả. Hoạt động thu hồi nợ của nhiều công ty tài chính đang cực kỳ lộng hành, rất cần sự kiểm tra để chấn chỉnh những hoạt động này.

Đọc nhiều nhất

Bi kịch sau tay lái của “ma men”

Bi kịch sau tay lái của “ma men”

Trong 10 tháng năm 2023, cả nước xảy ra hơn 9.800 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 5.500 người, bị thương gần 7.000 người; trong đó, lỗi do vi phạm nồng độ cồn và sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ lớn.

Bạn đọc viết

Các bệnh viện cần tự đổi mới

Do thủ tục khám chữa bệnh chưa được cải tiến nên người đi khám BHYT chờ rất lâu mới lấy được số thứ tự, mất thời gian và rất phiền hà cho người dân.

Cơ quan trả lời

Thu thập thông tin để xử lý chặt chẽ sai phạm

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh, Phó Chủ tịch UBND phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM đã ký văn bản số 585/UBND trả lời đơn thư bạn đọc Huỳnh Thái Diễm và Huỳnh Thái Dũng phản ánh về việc chậm xử lý hành vi vi phạm xây dựng tại nhà đất số 106/5 Vạn Kiếp.

Từ thư bạn đọc

Cơ sở chăn nuôi, chế biến gây ô nhiễm

Người dân ở 2 xã Ia Boòng, Ia Drang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phản ánh, nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (đóng tại xã Ia Drang) gây mùi hôi, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

Ý kiến

Nên phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chính sách liên quan đến người dân

Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã được Quốc hội thông qua ngày 24-6-2023, nhưng đến nay nhiều người dân chưa biết nội dung ra sao vì chưa thấy tài liệu; trong khi đây là một nghị quyết rất quan trọng, được cán bộ và nhân dân TPHCM mong chờ từ mấy năm nay.