

Ở góc độ khác, TS. Hồ Bá Thâm, Giám đốc Viện Giáo dục và phát triển nhân lực Á Châu đề xuất ý kiến, nhiệm vụ đổi mới ngoài yêu cầu căn bản và toàn diện còn cần yếu tố sáng tạo. Trong đó, đội ngũ nhà giáo được nhắc đến không chỉ là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà có cả cán bộ quản lý giáo dục. “Cần suy nghĩ xây dựng lại bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học theo hướng tích cực, khả thi, hướng tới những hành vi có thể đo được. Trong đó, cần có bộ quy tắc trước hết cho hiệu trưởng và giáo viên trước khi có bộ quy tắc cho học sinh vì trong vấn đề này, người thầy cần phải làm gương và là tấm gương cho học sinh noi theo”, TS. Hồ Bá Thâm cho biết.

Nhìn từ góc độ quản lý, nhà giáo Lê Duy Tân, Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là văn bản quản lý thường chậm hơn thực tế giảng dạy, do đó khi tham chiếu văn bản sẽ có độ chênh nhất định. Do đó, để đổi mới đạt hiệu quả phải có sự cân bằng, hài hòa giữa quy định và thực tế. Quan trọng nhất, người thầy không thể “một mình, một bóng” mà phải được truyền bóng, được huấn luyện, hợp sức trong một tập thể đội ngũ, có sự chia sẻ, đồng cảm, bỏ qua những lỗi lầm vấp phải. Đó là tinh thần đồng đội cần được phát huy để thực hiện thành công đổi mới giáo dục.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đà Nẵng đặc cách tốt nghiệp THPT đối với thí sinh mắc Covid-19
-
Bức xúc việc trường học bán sách giáo khoa kèm vở bài tập, dụng cụ, tài liệu...
-
Gánh nặng sách giáo khoa đầu năm học mới
-
Quận 1 tuyên dương và khen thưởng 1.566 học sinh và giáo viên có thành tích nổi bật
-
TPHCM: Công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên và tích hợp năm học 2022-2023
-
Cô học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trở thành đảng viên
-
Tăng tự chủ tuyển dụng giáo viên
-
Từ 22-7 đến 20-8: Thí sinh ĐH-CĐ đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển
-
TPHCM: Công bố đề thi và đáp án bài khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
-
Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tân Chủ tịch hội đồng trường