Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành

* Hoàn tất việc kiện toàn Chính phủ mới với 27 thành viên
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành

* Hoàn tất việc kiện toàn Chính phủ mới với 27 thành viên

(SGGPO). - Trưa 9-4, Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm một số phó thủ tướng Chính phủ, một số bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Kết quả bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm một số phó thủ tướng Chính phủ, một số bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Ảnh: Lã Anh

Tổng số 494 ĐBQH, có mặt 487. Kết quả phiếu đồng ý phê chuẩn như sau:

3 phó thủ tướng:

1. Ông Vương Đình Huệ: (Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương): 442 đồng ý (89,47%); 44 không đồng ý (8,91%)

2. Ông Trương Hoà Bình (Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao): 442 đồng ý (89,47%); 45 không đồng ý (9,11%).

3. Ông Trịnh Đình Dũng (Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng): 404 đồng ý (81,78%); 83 không đồng ý (16,8%)

Như vậy căn cứ nội quy kỳ họp, Quốc hội đã đồng ý phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức vụ đối với 3 tân phó thủ tướng.

18 bộ trưởng, trưởng ngành:

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến: 463 đồng ý (93,72%); 24 không đồng ý (4,86%).

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch:  462  đồng  ý (93,52%); 25 không đồng ý (5,06%)

3. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: 459 đồng ý (92,91%); 28 không đồng ý (5,67%).

4. Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh: 455 đồng ý (88,56%); 51 không đồng ý (10,31%).

5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà: 434 đồng ý (87,75%); 53 không đồng ý (10,75%).

6. Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL Nguyễn Ngọc Thiện: 433 đồng ý (87,65%); 54 không đồng ý (10,95%).

7. Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn: 424 đồng ý (85,83%); 63 không đồng ý  12,75%).

8. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: 422 đồng ý (85,45%); 64 không đồng ý (12,96%).

9. Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: 420 đồng ý (bằng 85,02%); 67 không đồng ý (13,56%).

10. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng: 419 đồng ý (84,82%); 67 không đồng ý (13,56%).

11. Bộ trưởng Bộ GT-VT Trương Quang Nghĩa: 416 đồng ý (84,21%); 70 không đồng ý (14,17%).

12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng: 403 đồng ý (81,58%); 83 không đồng ý (16,8%).

13. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: 389 đồng ý (78,74%); 98 không đồng ý (19,84%).

14. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: 386 đồng ý (78,14%); 101 không đồng ý (20,45%).

15. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: 385 đồng ý (77,94%); 101 không đồng ý (20,45%).

16. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: 385 đồng ý (77,94%); 102 không đồng ý (20,65%).
 
17. Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu: 308 đồng ý (72,42%); 126 không đồng ý (25,71%).

18. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Đào Ngọc Dung: 300 đồng ý (60,75%); 184 không đồng ý (37,25%).

Căn cứ nội quy kỳ họp, Quốc hội đã đồng ý phê chuẩn chức vụ đối với các thành viên Chính phủ nói trên.

Như vậy, với 3 vị trí phó thủ tướng mới và với việc Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách miễn nhiệm, cơ cấu nhân sự phó thủ tướng trong Chính phủ giữ nguyên số lượng 5 người.

Với 18 bộ trưởng, trưởng ngành vừa được Quốc hội phê chuẩn, cộng với 3 Bộ trưởng tiếp tục tại vị là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, số lượng bộ trưởng, trưởng ngành là 21.

Cùng với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ nhiệm kỳ mới là 27 thành viên.

 Tóm tắt quá trình công tác của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành ảnh 2

Sinh ngày: 15-3-1957
Quê quán: Nghệ An
Học hàm, học vị: Giáo sư - Tiến sỹ
Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII
Đại biểu Quốc hội Khoá XIII
9/1979-1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội
1985-1986: Học viên khoa châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
1986-1990: Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Bratislara, Cộng hòa Slovakia; Đơn vị trưởng lưu học sinh; Trưởng Thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislara.
1991-1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
10/1992-5/1993: Phó trưởng Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
6/1993-2/1999: Quyền Trưởng khoa, rồi Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
3/1999-6/2001: Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
7/2001-7/2006: Phó Tổng kiểm toán Nhà nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào BCH Trung ương Đảng.
7/2006 đến nay: Tổng kiểm toán Nhà nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào BCH Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất (8-2011), Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày 28-12-2012, được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
1-2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào BCH Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.
Ngày 9-4-2016:  Được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng

 Tóm tắt quá trình công tác của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành ảnh 3

Ngày sinh: 13-4-1955
Quê quán: Xã Long Đước Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Dân tộc: Kinh
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
Bí thư Trung ương Đảng khóa XI
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII.
1977: Sinh viên khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
Trước 1987: Công tác tại Phòng An ninh kinh tế PA 17, Công an TP Hồ Chí Minh.
1987: Phó phòng An ninh kinh tế (PA17), Công an TP Hồ Chí Minh.
6-1997: Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh kiêm thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Thượng tá.
4-2001: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh.
2005: Đại tá, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an
2006: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.
4-2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào BCH Trung ương Đảng.
7-2007: Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
1-2011: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng, được BCH Trung ương bầu vào Ban Bí thư.
7-2011: Tại  Kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, tiếp tục được bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
-1-2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào BCH Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.
-Ngày 9-4-2016:  Được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng

Tóm tắt quá trình công tác của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng, trưởng ngành ảnh 4


Ngày sinh: 25-8-1956
Quê quán: Vĩnh Phúc
Học vị: Thạc sỹ
Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII
Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XII
1973-11/1978: Sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
12/1978-10/1980: Tổ trưởng bộ môn tại Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế xây dựng tỉnh Vĩnh Phú.
11/1980-4/1988: Xưởng trưởng thiết kế công trình, Xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng Vĩnh Phú.
4/1988-10/1992: Phó phòng rồi Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú; học tiếng Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và học lớp quản lý kinh tế Bộ Xây dựng.
10/1992-12/1996: Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú.
1/1997-11/1999: Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh kiêm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Vĩnh Phúc.
12/1999-9/2001: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
10/2001-6/2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
7/2004-5/2010: Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 5/2010: Thứ trưởng Bộ xây dựng.
Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 9-4-2016:  Được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng

Phan Thảo - Ngọc Quang

Tin cùng chuyên mục