Sau 10 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam tăng 3,7 cm

Năm 2020, nhóm thanh niên nam đạt trung bình 168,1cm, tăng 3,7cm so với năm 2010 (164,4cm), nhóm thanh niên nữ đạt trung bình 156,2cm, tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8cm).

Ngày 15-4, Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019- 2020.

Theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổng điều tra dinh dưỡng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh, thành phố đại diện cho 6 vùng sinh thái.

Kết quả điều tra cho thấy, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên 18 tuổi.

Cụ thể, năm 2020, nhóm thanh niên nam đạt trung bình 168,1cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4cm), nhóm thanh niên nữ đạt trung bình 156,2cm, tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8cm).

Sau 10 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam tăng 3,7 cm ảnh 1 Chiều cao của nam, nữ thanh niên Việt Nam đang tăng dần 

Cùng với đó, khẩu phần ăn và năng lượng của người dân cũng có thay đổi đáng kể.

Theo đó, năng lượng trung bình trong khẩu phần đạt 2.023kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1.925kcal/ người/ngày năm 2010. Cơ cấu sinh năng lượng từ Protein, Lipid, và Glucid (2020) là: 15,8% : 20,2% : 64,0%, cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam (năm 2016).

Mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người nhưng mới chỉ đạt khoảng 66,4% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành. Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh trong đó khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày (năm 2020).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6% (mức <20%) được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, ở các vùng nông thôn và miền núi, tỷ lệ này còn ở mức cao.

Đáng lưu ý, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19% năm 2020, trong đó tập trung chủ yếu ở thành thị.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Gỡ khó cho y tế vùng Tây Nguyên - Bài 1: Yếu và thiếu… đủ thứ

Gỡ khó cho y tế vùng Tây Nguyên - Bài 1: Yếu và thiếu… đủ thứ

LTS: Qua ghi nhận của nhóm phóng viên Báo SGGP, hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh ở các xã, huyện vùng cao của các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều đang trong tình trạng xuống cấp, trang thiết bị, thuốc men, nhân viên y tế thiếu trước hụt sau. Vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân địa phương.

Tư vấn dinh dưỡng

Áp dụng ngay công thức dinh dưỡng 4-5-1 tạo nên bữa ăn cân bằng

Nhiều người hiện đang lo lắng về vấn đề dinh dưỡng, cụ thể là bữa ăn gia đình làm sao để luôn đa dạng mà đủ chất, hay những lo lắng xoay quanh món này, món kia không an toàn, sợ gây nóng, nổi mụn... Hãy cùng tìm hiểu qua công thức dinh dưỡng 4-5-1 được Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng vào bữa ăn hàng ngày để có sức khỏe tốt và phòng, chống bệnh tật.