Theo các nhà phân tích, chuyến công du tới 2 quốc gia vùng Nam Á nêu trên của nhà lãnh đạo Hàn Quốc là nhằm thúc đẩy chính sách hướng Nam mới của Seoul, theo đó tìm cách mở rộng và cải thiện quan hệ kinh tế và ngoại giao của Hàn Quốc với các nước láng giềng châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và 10 nước thành viên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chính sách hướng Nam mới với trọng tâm là tăng cường kết nối giữa Hàn Quốc và ASEAN nói chung nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của Hàn Quốc tại thị trường khu vực hơn 600 triệu dân này. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định chính sách ngoại giao của Hàn Quốc tại châu Á lâu nay chủ yếu hướng tới Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, tuy nhiên giờ cần có sự mở rộng.
Chính sách hướng Nam mới với trọng tâm là tăng cường kết nối giữa Hàn Quốc và ASEAN nói chung nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của Hàn Quốc tại thị trường khu vực hơn 600 triệu dân này. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định chính sách ngoại giao của Hàn Quốc tại châu Á lâu nay chủ yếu hướng tới Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, tuy nhiên giờ cần có sự mở rộng.
Mục đích của chính sách mới là xây dựng một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa Hàn Quốc và 10 nước thành viên ASEAN vì người dân, sự thịnh vượng chung và một nền hòa bình, trong khi chính sách trước đó của Seoul tại khu vực Đông Nam Á lại chú trọng vào các vấn đề phát triển và kinh tế. Việc Hàn Quốc chuyển hướng tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh Seoul đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại truyền thống như Trung Quốc và Mỹ. Ông Moon Jae-in đã đưa ra một thuật ngữ mới mang tên “cộng đồng 3P” được ghép từ 3 chữ cái đầu của con người (People), hòa bình (Peace) và thịnh vượng (Prosperity). Không dừng ở sự hợp tác kinh tế, tầm nhìn mới này hướng tới một cộng đồng nơi các quốc gia cùng nhau phát triển.
Về tổng quan, Chính phủ Hàn Quốc đang theo đuổi 2 chính sách kinh tế: Chính sách hướng Bắc mới và chính sách hướng Nam mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế mọi mặt với cả vùng Viễn Đông của Nga, 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, Trung Á và Mông Cổ lẫn với các nước Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tìm kiếm cơ hội mới ở khu vực phía Nam. Cụ thể, ý tưởng cơ bản của chính sách hướng Nam mới là tạo dựng một cộng đồng hòa bình, đặt trọng tâm vào con người và ủng hộ sự thịnh vượng chung. Chính sách này khá tương đồng với chính sách kinh tế nội địa để tạo ra một “nền kinh tế đặt trọng tâm vào con người” mà ông Moon Jae-in đang theo đuổi.
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã và đang hướng sự tập trung vào khu vực này do giá nhân công thấp, nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng mạnh và cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp. Trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc có thể sẽ cho vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án phát triển chung và chia sẻ lợi nhuận sau đó. Tuy nhiên, khác với Bắc Kinh và Tokyo, Seoul có thể chuyển giao công nghệ liên quan cho ASEAN nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Một minh chứng cụ thể là trường hợp của các nước châu Phi, nhiều người dân địa phương đã có thể sử dụng điện thoại thông minh, mặc dù họ không có điện thoại bàn. Ví dụ này cho thấy một số giai đoạn trong chu trình phát triển là có thể bỏ qua, và ASEAN có thể trực tiếp tiến vào kỷ nguyên số, trong khi Hàn Quốc hiện đang có lợi thế đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thiết bị thông minh cũng như dịch vụ.
Về tổng quan, Chính phủ Hàn Quốc đang theo đuổi 2 chính sách kinh tế: Chính sách hướng Bắc mới và chính sách hướng Nam mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế mọi mặt với cả vùng Viễn Đông của Nga, 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, Trung Á và Mông Cổ lẫn với các nước Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tìm kiếm cơ hội mới ở khu vực phía Nam. Cụ thể, ý tưởng cơ bản của chính sách hướng Nam mới là tạo dựng một cộng đồng hòa bình, đặt trọng tâm vào con người và ủng hộ sự thịnh vượng chung. Chính sách này khá tương đồng với chính sách kinh tế nội địa để tạo ra một “nền kinh tế đặt trọng tâm vào con người” mà ông Moon Jae-in đang theo đuổi.
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã và đang hướng sự tập trung vào khu vực này do giá nhân công thấp, nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng mạnh và cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp. Trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc có thể sẽ cho vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án phát triển chung và chia sẻ lợi nhuận sau đó. Tuy nhiên, khác với Bắc Kinh và Tokyo, Seoul có thể chuyển giao công nghệ liên quan cho ASEAN nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Một minh chứng cụ thể là trường hợp của các nước châu Phi, nhiều người dân địa phương đã có thể sử dụng điện thoại thông minh, mặc dù họ không có điện thoại bàn. Ví dụ này cho thấy một số giai đoạn trong chu trình phát triển là có thể bỏ qua, và ASEAN có thể trực tiếp tiến vào kỷ nguyên số, trong khi Hàn Quốc hiện đang có lợi thế đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thiết bị thông minh cũng như dịch vụ.