Syria rơi vào “vòng tuần hoàn xung đột”?

Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 23-4 cho biết các cuộc xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát tại nhiều thành phố lớn ở Syria làm ít nhất 75 người thiệt mạng khiến tình hình tại nước này càng thêm căng thẳng. Mặc dù Chính phủ Syria trước đó đã bãi bỏ Luật Tình trạng khẩn cấp (được áp dụng trong 48 năm qua) để xoa dịu người biểu tình, tương lai cho Syria vẫn không có gì sáng sủa.
Syria rơi vào “vòng tuần hoàn xung đột”?

Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 23-4 cho biết các cuộc xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát tại nhiều thành phố lớn ở Syria làm ít nhất 75 người thiệt mạng khiến tình hình tại nước này càng thêm căng thẳng. Mặc dù Chính phủ Syria trước đó đã bãi bỏ Luật Tình trạng khẩn cấp (được áp dụng trong 48 năm qua) để xoa dịu người biểu tình, tương lai cho Syria vẫn không có gì sáng sủa.

  • “Thứ sáu tốt lành” thành thứ sáu đẫm máu

Hãng Thông tấn Nhà nước Syria SANA cho biết cảnh sát đã buộc phải sử dụng vòi rồng, đạn hơi cay để giải tán đám đông quá khích và đã có 10 người thiệt mạng. Tuy nhiên, theo Ủy ban Nhân quyền Syria có trụ sở tại London (Anh), lực lượng trấn áp của chính phủ đã bắn đạn thật vào người biểu tình làm ít nhất 75 người chết. Theo AFP, hàng chục ngàn người tại Syria đã xuống đường biểu tình sau khi một nhóm có tên gọi “Cách mạng Syria 2011” kêu gọi mọi người tập hợp lực lượng vào ngày “Thứ sáu tốt lành” (Good Friday). Đây là cuộc biểu tình lớn nhất và đẫm máu nhất trong hơn một tháng kể từ khi nổ ra các cuộc tuần hành phản đối chính quyền Tổng thống Syria Bashar al- Assad, kêu gọi cải cách chính trị, tự do và dân chủ.

Nỗ lực xoa dịu làn sóng người biểu tình của Chính phủ Syria đã không đem lại tác dụng. Trước “Thứ sáu tốt lành” một ngày, Tổng thống Bashar al - Assad đã ký phê chuẩn bãi bỏ Luật Tình trạng khẩn cấp được áp dụng hơn 48 năm qua, giải tán Tòa án An ninh quốc gia chuyên xét xử các tội phạm chính trị và cho phép người dân được biểu tình hòa bình.

Người biểu tình tại Syria giơ cao khẩu hiệu “Hãy dừng khủng bố. Chúng tôi muốn tự do”.

Người biểu tình tại Syria giơ cao khẩu hiệu “Hãy dừng khủng bố. Chúng tôi muốn tự do”.

  • Nguy cơ “tắm máu”

Trước tình hình trên, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã lên án tình trạng bạo lực làm nhiều người thiệt mạng, đồng thời yêu cầu có cuộc điều tra minh bạch và độc lập về vụ việc này. Mỹ yêu cầu Chính phủ Syria và tất cả các bên chấm dứt sự bất ổn, thông qua việc ngừng và từ bỏ sử dụng vũ lực. Trong khi đó, Pháp cũng hối thúc nhà chức trách Syria không sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình chống chính phủ và nhanh chóng tiến hành đối thoại chính trị để chấm dứt xung đột.

Một bài phân tích trên tờ National Post của Canada cho rằng Syria có thể đang tiến dần đến một cuộc “tắm máu”, khi các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần qua không có dấu hiệu thuyên giảm, bất chấp những nhượng bộ chính trị. Ban đầu, các cuộc biểu tình tại Syria chỉ nhằm phản đối những cải cách được ông Assad hứa hẹn và chỉ nổ ra ở một số thành phố chính nhưng sau đó nhanh chóng leo thang thành những lời kêu gọi tổng thống từ chức và lan rộng đến những tỉnh thành nhỏ, xa xôi. Syria dường như đang sa lầy trong một vòng tuần hoàn xung đột, nơi các cuộc biểu tình biến thành các vụ xung đột đẫm máu để rồi tiếp tục diễn ra nhiều cuộc biểu tình hơn với số người thương vong tăng. Hơn nữa, mỗi lần xung đột leo thang, yêu cầu đòi cải cách của người dân cũng tăng lên.

ĐỖ VĂN

Bộ Nội vụ Syria tuyên bố các cuộc biểu tình từ ngày 15-3 đã trở thành cuộc nổi dậy vũ trang. “Hồi giáo Salafi”, một giáo phái cực đoan có liên hệ với nhóm “Huynh đệ Hồi giáo”, đứng đằng sau các vụ nổi dậy. Các nhóm vũ trang, chứ không phải cảnh sát, phải chịu trách nhiệm về những cái chết của những người biểu tình. Theo AFP, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 220 người đã thiệt mạng do xung đột tại Syria.

Tin cùng chuyên mục