Thiết kế cơ chế liên kết, cùng vượt khó và phát triển

Làm gì để doanh nghiệp (DN) Việt có thể vượt qua những rủi ro - như dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) đang diễn ra, đồng thời tận dụng được những thời cơ - như việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu vừa được Nghị viện châu Âu thông qua?  

Xây dựng DN đầu tàu

Trong quá trình phát triển, vai trò dẫn dắt của các DN lớn luôn rất cần thiết. DN lớn luôn giữ vai trò trung tâm trong triển khai chính sách phát triển công nghiệp hóa, là đầu tàu trong phát triển khoa học công nghệ, trợ giúp vốn, lao động, cơ sở hạ tầng sản xuất đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV). Việc sản xuất kinh doanh của DN lớn luôn tạo ra nhu cầu cho các DNNVV tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm trung gian, dịch vụ hỗ trợ. 

DN lớn là chỗ dựa để DNNVV phát triển. Khi có nhu cầu về một sản phẩm trung gian hay dịch vụ hỗ trợ, DN lớn có thể tìm đến DNNVV có điều kiện thích hợp để hướng dẫn công nghệ, hỗ trợ hạ tầng sản xuất, thậm chí giúp vốn cho DNNVV thực hiện sản xuất nhằm cung ứng cho họ. Những DN lớn có khả năng phát triển theo hướng dẫn dắt DNNVV thường được chính phủ nhiều nước hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Mọi chương trình, dự án đầu tư trong nước hoặc viện trợ ra nước ngoài đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho DN lớn dẫn dắt DNNVV tham gia. 

Lệch pha gây hiệu ứng ngược

Thời gian qua tại nước ta, việc hỗ trợ cho DN lớn phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất ô tô, điện thoại, viễn thông… chưa tạo được hiệu ứng phát triển đối với DNNVV. Các dự án nhận được nhiều hỗ trợ và ưu đãi này của DN lớn trong nước chưa thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường, công nghệ, vốn, lao động và hạ tầng sản xuất đối với DNNVV. 

Việt Nam không có lợi thế sản xuất trong các lĩnh vực công nghệ cao, nên phần lớn các DNNVV trong nước không có khả năng tham gia cùng DN lớn trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, điện thoại… Những DN lớn được hỗ trợ từ chính sách không có định hướng phát triển vệ tinh phụ trợ cho mình từ DNNVV thông qua trợ giúp vốn, cơ sở hạ tầng sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Do vậy, Chính phủ càng hỗ trợ DN lớn thì khoảng cách giữa DN lớn với DNNVV ngày càng lớn. Đây chính là hiệu ứng ngược của chính sách hỗ trợ DN lớn hiện nay. 

Chẳng hạn như khi phát triển dự án lớn về sản xuất ô tô sẽ cần đến rất nhiều chi tiết, linh kiện… cung ứng phụ trợ. Nhưng do lĩnh vực sản xuất ô tô không phải là lợi thế của Việt Nam, rất ít DNNVV trong nước tham gia, nên phải nhập khẩu từ bên ngoài. Tương tự, các ngành công nghệ cao khác đang nhận được hỗ trợ từ Chính phủ cũng góp phần thêm cho sự phân tán, rời rạc của cộng đồng DN nội, tạo cơ hội cho hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước.

Hỗ trợ có chọn lọc

Không nên chấp nhận những chính sách hỗ trợ, ưu đãi riêng biệt, cục bộ mà không tạo được hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy phát triển tổng thể nền kinh tế. Do vậy, cần lựa chọn lĩnh vực hỗ trợ, ưu đãi dựa trên khả năng tham gia của nhiều DNNVV, cũng như thiết kế cơ chế cụ thể thúc đẩy liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ.

Thiết kế cơ chế liên kết, cùng vượt khó và phát triển ảnh 1 Sản xuất mật ong xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Chỉ ưu đãi, hỗ trợ những dự án của DN lớn có định hướng nghiên cứu công nghệ, phát triển hệ thống cung ứng phụ trợ từ các DNNVV, các dự án trong những nhóm ngành DNNVV có khả năng tham gia. Theo đó, cần xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá, rà soát, bổ sung danh sách các DN giữ vai trò dẫn dắt, để có những chính sách phát triển riêng. Các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ DN theo hướng ưu tiên cho hoạt động có sự liên kết giữa DN lớn với DNNVV chẳng hạn như: DN lớn chuyển giao công nghệ sản xuất phụ trợ cho DNNVV; DN lớn hỗ trợ hạ tầng, trợ giúp vốn, nhân lực tay nghề cao cho DNNVV để sản xuất phụ trợ…

Cạnh đó, cần thúc đẩy hình thành các mối liên kết chặt chẽ giữa DN dẫn dắt với các trường/viện phù hợp với từng ngành trong việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo cung ứng nguồn nhân lực. Các sản phẩm sáng tạo từ hoạt động liên kết này cần được hỗ trợ của chính sách, dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hoạt động liên quan đến thuê tư vấn, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, áp dụng và lan tỏa công nghệ của DN lớn cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích cụ thể.

Các chính sách hỗ trợ DN phát triển không chỉ là việc riêng của các cơ quan quản lý nhà nước, mà cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước, các chính sách ưu đãi thường ít phát huy hiệu quả bằng chính sách trợ giúp DN. Chính sách trợ giúp DN thường đề cập đến các khía cạnh về tiếp cận thị trường, vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực, mặt bằng. Các chính sách trợ giúp được thực hiện thông qua cơ chế thúc đẩy mối liên kết giữa các chủ thể DN đầu cuối - DN phụ trợ, DN - trường/viện, DN - ngân hàng và các tổ chức cung cấp vốn.

Sở dĩ DNNVV chưa kết nối được với DN lớn trong nước, cũng như DN FDI, là do các lĩnh vực được Chính phủ hỗ trợ, ưu đãi chưa phải là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Cộng đồng DNNVV thường được hình thành và phát triển dựa trên thị trường dễ tiếp cận và nguồn đầu vào thuận lợi. Theo đó, lĩnh vực nông sản, dịch vụ du lịch… là lợi thế của Việt Nam, nên thu hút nhiều DNNVV tham gia nhất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này lại ít có những DN lớn nhận được các trợ giúp, ưu đãi từ Chính phủ để dẫn dắt DN nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá của nông dân Hậu Giang

“Thuận thiên” tạo sinh kế cho người dân miền Tây - Bài 1: Để xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh

LTS: Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được ban hành ngày 17-11-2017 với tinh thần chủ đạo: chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy con người làm trung tâm; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH…

Thị trường

Honda Blade mới: Đậm chất thể thao với tem màu cá tính

Ngày 30-3, Công ty Honda Việt Nam (HVN) giới thiệu phiên bản mới mẫu xe Blade 2023 đậm chất thể thao, đem đến hình ảnh trẻ trung độc đáo, nổi bật dưới mọi góc nhìn cho chủ sở hữu, bên cạnh khả năng vận hành bền bỉ vượt trội.

Thông tin kinh tế

Khi tình huống cháy giả định xảy ra, lực lượng PCCC cơ sở sử dụng các phương tiện PCCC tại chỗ để xử lý

Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại VWS

Ngày 31-3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an huyện Bình Chánh đã phối hợp với Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Ahamove mua 200 xe Vinfast để triển khai dịch vụ cho thuê xe máy điện đầu tiên tại Việt Nam

Ahamove mua 200 xe Vinfast để triển khai dịch vụ cho thuê xe máy điện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 31-3, Công ty Cổ phần dịch vụ tức thời Ahamove đã chính thức nhận bàn giao 200 chiếc xe máy điện VinFast Feliz S từ Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast để đưa vào vận hành dịch vụ cho thuê xe điện ( EV Rental ) trên địa bàn. Theo kế hoạch, trong năm nay, Ahamove sẽ mua thêm 1.000 xe máy điện từ VinFast và thuê 1.000 xe máy điện khác từ Công ty GSM để mở rộng dịch vụ ra các tỉnh thành khác .