Thời cơ lớn cho fintech

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm nổi bật vai trò của nền tài chính kỹ thuật số (fintech) trong việc cứu trợ cho hàng triệu người trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp, bảo vệ việc làm và sinh kế.

Những lợi ích của fintech, tiềm năng đột phá của kỹ thuật số hóa trong việc chuyển đổi tài chính là rất lớn. Công nghệ thanh toán di động đã thành công cụ tài chính cho hơn 1 tỷ người. Kỹ thuật số đang hỗ trợ các gói dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong việc phát triển tiền điện tử và tài sản tiền điện tử, cho vay ngân hàng, nền tảng huy động vốn cộng đồng và thị trường trực tuyến.

Trang web Power Engineering International dẫn lời Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cho biết, công nghệ kỹ thuật số đang cách mạng hóa thị trường tài chính, có thể thay đổi cuộc chơi trong việc đáp ứng các mục tiêu chung của chúng ta. Các ngân hàng đã đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào việc phát triển, tích hợp và mua lại các công nghệ mới. Năm 2018, đầu tư fintech đạt 120 tỷ USD, chiếm 1/3 nguồn vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra cách fintech có thể được khai thác theo những cách trao quyền cho công dân với tư cách là người nộp thuế và nhà đầu tư trong việc chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành tài chính ở quy mô phù hợp hơn với nhu cầu của họ, được thể hiện chung bằng Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Bình luận về việc phát hành báo cáo, Achim Steiner, quản trị viên của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và đồng Chủ tịch Nhóm công tác của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc về fintech, cho biết: “Đại dịch Covid-19 đang bộc lộ tiềm năng mạnh mẽ của tài chính kỹ thuật số.

Hình thức chuyển khoản cho phép các chính phủ hỗ trợ những người cần hỗ trợ, các nền tảng huy động vốn cộng đồng nhằm huy động vốn cho vật tư y tế, cứu trợ khẩn cấp và cho vay. Có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn”. Nhưng tiến bộ không phải tự động mà có, theo ông Steiner: “Để số hóa trở thành động lực thực sự để thực hiện các SGD, những tiến bộ công nghệ phải kết hợp với chính sách hợp lý để trao quyền cho người dân và cho phép hệ thống tài chính của chúng ta đáp ứng những thách thức về đầu tư cấp bách và tốt hơn”.

Báo cáo nêu bật việc hàng tỷ người trên thế giới đang ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số để làm việc, chi tiêu và giao tiếp xã hội. Đây cũng là cơ hội lịch sử để số hóa trong việc đặt công dân kiểm soát tài chính của họ hiện tại và tương lai.

Nhóm công tác xác định 5 cơ hội để khai thác số hóa trong việc điều chỉnh tài chính với các SDG: điều chỉnh các nguồn vốn rộng lớn chảy qua các thị trường vốn toàn cầu; tăng cường hiệu quả và trách nhiệm giải trình của nền tài chính công; chuyển tiết kiệm trong nước; thông báo cho người dân cách liên kết chi tiêu; đẩy nhanh nguồn tài chính huyết mạch, tạo việc làm và thu nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tin cùng chuyên mục