Thủy sản là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản nước ta năm vừa qua, góp phần quan trọng xác lập mức kim ngạch xuất khẩu kỷ lục năm 2022 với hơn 53,2 tỷ USD.
Ngày 10-3, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Những năm qua, vùng biển gần bờ của tỉnh Bình Thuận, nơi được đánh giá là một trong 3 ngư trường trọng điểm của cả nước, bị khai thác cạn kiệt, hệ sinh thái và nền đáy biển bị tàn phá, nhiều loài hải sản đặc trưng có giá trị kinh tế cao bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngày 14-2, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Định cùng các đơn vị tổ chức hội thảo “Nghề nuôi biển chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”, với sự tham gia của gần 200 đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, nuôi biển.
Những chiếc ghe chở theo cá trắm cỏ được người dân xã Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) mang ra Quốc lộ 24B để bán cho người qua đường vào mỗi dịp tết đến, xuân về, mang lại cho người nuôi nguồn thu nhập khá.
Trong hơn một thập niên trở lại đây, nghề đánh bắt cá biển ở Việt Nam được đẩy mạnh tái cơ cấu, hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại và có trách nhiệm hơn. Chặng đường tái cơ cấu này không thể không kể đến vai trò “xương sống” của công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Dọc miền Trung, cuộc chuyển đổi công nghệ, số hóa tàu cá đang diễn ra mạnh mẽ.
Ở ven biển miền Trung, nhiều đoàn tàu cá vừa ra khơi để đánh bắt chuyến biển xuyên tết. Lần này, họ mang theo không chỉ nhu yếu phẩm mà còn có hoa tươi, bánh chưng, hương đèn… để cúng bái, tạ ơn biển giữa đêm giao thừa.
Những ngày cuối năm, khi nhà nhà trên khắp mọi miền đất nước đang sum vầy để đón tết cổ truyền thì giữa trùng khơi, hàng chục nghìn ngư dân vẫn đang miệt mài đánh bắt, “săn” lộc biển đầu năm. Nhiều đoàn tàu cá vừa ra khơi để đánh bắt chuyến biển xuyên tết, lần này, họ mang theo không chỉ nhu yếu phẩm mà còn có hoa tươi, bánh chưng, hương đèn…để cúng bái tạ ơn biển đêm giao thừa…
Những ngày cuối năm, khi nhà nhà trên khắp mọi miền đất nước đang sum vầy để đón tết cổ truyền thì giữa trùng khơi, hàng chục nghìn ngư dân vẫn đang miệt mài đánh bắt, “săn” lộc biển đầu năm. Nhiều đoàn tàu cá vừa ra khơi để đánh bắt chuyến biển xuyên tết, lần này, họ mang theo không chỉ nhu yếu phẩm mà còn có hoa tươi, bánh chưng, hương đèn…để cúng bái tạ ơn biển đêm giao thừa…
Trong những năm qua, Đồng Tháp là tỉnh tiên phong chuyển đổi kinh tế và được xem là địa phương thành công trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở ĐBSCL cũng như cả nước. Với phương châm tăng cường khâu chế biến đã giúp nhiều loại nông sản của tỉnh tăng giá trị rõ rệt.
“Mekong Delta là một thương hiệu được thế giới biết đến. Cần phải chung tay hành động, không phải chống chịu mà đồng bằng cần liên kết kích hoạt khả năng thích ứng, phục hồi để phát triển” - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Xác định hoạt động kết nối cung - cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp, HTX, đơn vị cung ứng các mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm, sản phẩm OCOP… có cơ hội giới thiệu, quảng bá và tiếp cận người tiêu dùng, gần đây nhiều địa phương trên cả nước đã liên tục tổ chức chương trình này.
Sáng nay 24-8, Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy Sản Việt Nam - Vietfish 2022 do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - VASEP tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7 (TPHCM).
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản...
Ngày 12-8, ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y (CN-TY) tỉnh Phú Yên, cho biết đã có báo cáo về tình hình thủy sản nuôi lồng chết đột ngột tại thị xã Sông Cầu, Phú Yên.
Ngày 7-8, đông đảo người dân ở tỉnh Hà Tĩnh và du khách mang theo các loại vật dụng thủ công như: nơm, rớ, vó, nhủi, vợt, lưới mò… nô nức đổ xô về xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tham gia lễ hội truyền thống bắt cá hồ Đập Lổ năm 2022.