Tín hiệu vui từ eurozone

Hãng AP ngày 17-1 đưa tin, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua khoản giải ngân 3,2 tỷ EUR (4,3 tỷ USD) cho Hy Lạp sau khi nước này cắt giảm ngân sách đợt mới. Số tiền trên là một phần trong gói cứu trợ 130 tỷ EUR của IMF và Liên minh châu Âu (EU) cho Hy Lạp nhằm vực dậy nền kinh tế nước này trong thời kỳ khủng hoảng nợ công kéo dài.

Hãng AP ngày 17-1 đưa tin, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua khoản giải ngân 3,2 tỷ EUR (4,3 tỷ USD) cho Hy Lạp sau khi nước này cắt giảm ngân sách đợt mới. Số tiền trên là một phần trong gói cứu trợ 130 tỷ EUR của IMF và Liên minh châu Âu (EU) cho Hy Lạp nhằm vực dậy nền kinh tế nước này trong thời kỳ khủng hoảng nợ công kéo dài.

Sau khi công bố gói cứu trợ mới, IMF cho biết đã đưa ra quyết định này sau khi đọc bản báo cáo về diễn biến nền kinh tế Hy Lạp theo một chương trình hỗ trợ kéo dài 4 năm được vạch ra cho Hy Lạp. Cuối năm ngoái, Quốc hội Hy Lạp đã đồng ý cắt giảm chi tiêu 13,5 tỷ EUR cũng như cải cách lao động và thuế trước năm 2016 nhằm đáp ứng yêu cầu giảm nợ công từ các chủ nợ. Theo loạt thuế suất mới, người có thu nhập hơn 42.000 EUR/năm sẽ phải đóng thuế đến 42%.

Bên cạnh đó, thuế suất doanh nghiệp cũng tăng lên. Đối tượng đánh thuế còn bao gồm nông dân có thu nhập thấp. Chính phủ do đảng Bảo thủ lãnh đạo khẳng định các biện pháp mới là công bằng. Tuy nhiên, phe đối lập cho rằng việc tăng thuế sẽ gây thêm khó khăn cho người dân và các biện pháp thắt lưng buộc bụng phá hủy tầng lớp trung lưu của đất nước.

IMF cho rằng tình hình kinh tế Hy Lạp sẽ tốt hơn mức dự báo trong năm 2013 sau khi nước này có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc cắt giảm chi tiêu và giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài Hy Lạp, IMF đã cho Bồ Đào Nha mượn 839 triệu EUR.

Theo hãng tin BBC, dự báo về nền kinh tế trong eurozone, Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết đã thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phục hồi tại khu vực này các biện pháp ổn định tài chính mà mỗi nước trong khu vực thực hiện bắt đầu có tác dụng. Bà nói: “Rõ ràng, các nhà đầu tư đang quay trở lại eurozone và niềm tin đang được khôi phục ở thị trường này”. Bà Lagarde tin tưởng eurozone sẽ quay trở lại tăng trưởng trong năm nay. Theo dự đoán của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), kinh tế eurozone sẽ có dấu hiệu tăng trưởng vào cuối năm nay sau khi giữ mức tăng trưởng 0% từ đầu năm. Cơ quan xếp hãng tín dụng S&P cho rằng nhiều khả năng eurozone sẽ thoát khỏi khủng hoảng nợ công trong năm nay.

Những nhà đầu tư Mỹ chưa từng đổ tiền vào trái phiếu ngân hàng eurozone cũng bắt đầu cân nhắc đầu tư, trong khi các nhà đầu tư vốn tháo chạy khỏi thị trường này để thu lợi suất cao hơn. Điều này là do nhà đầu tư lạc quan rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ bằng mọi cách vực dậy eurozone khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Quỹ Payden & Rygel cũng đang cân nhắc đổ tiền vào trái phiếu ngân hàng eurozone. Một lý do nữa đó là khi triển vọng kinh tế Mỹ, Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn để có lợi nhuận cao hơn. Trưởng bộ phận đầu tư tài chính tại Mỹ của Barclays, ông Travis Barnes, dự báo, lượng trái phiếu ngân hàng eurozone phát hành có thể tăng 10% năm 2013 lên 330 tỷ EUR.

T.Hằng

Tin cùng chuyên mục