Theo đó, Sở GD-ĐT TP yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường gồm: tạo nhiều kênh thông tin nhằm theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình tại đơn vị; có hình thức kỷ luật nghiêm khắc, đúng quy định đối với học sinh, sinh viên vi phạm; tuyên truyền thường xuyên về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên giúp các em nâng cao nhận thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó; tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào nội dung một số môn học và chương trình ngoài giờ chính khóa tại đơn vị.
Bên cạnh đó, các trường cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. Sở GD lưu ý, các đơn vị trường học phải xây dựng quy tắc ứng xử tại đơn vị, đồng thời có hình thức nhắc nhở giáo viên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt quy tắc ứng xử tại trường học.
Trước đó, chỉ tính riêng tháng 10-2019, trên địa bàn TP đã xảy ra liên tiếp 2 vụ học sinh tham gia ẩu đả do mâu thuẫn với nhau trên mạng xã hội, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đầu tháng 10-2019, một giáo viên tiểu học ở quận Tân Phú cũng bị quay video clip tố cáo hành vi bạo hành học sinh gây hoang mang, bức xúc dư luận.
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch UBND TPHCM làm Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TPHCM
-
Thí sinh là F0 tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại phòng thi riêng
-
Sẽ có nhiều thay đổi về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
-
Hạnh phúc nhờ tình yêu trẻ
-
Hơn 500 học sinh, sinh viên thi tay nghề
-
Đề xuất không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023
-
Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài
-
TPHCM đề xuất tăng học phí: Áp lực chồng áp lực
-
Chia sẻ kinh nghiệm trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
-
TPHCM: Rà soát điều kiện tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục