TPHCM: Thiếu vốn duy tu, sửa chữa đường

Theo Thông tư số 10/2010 của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý và bảo trì đường bộ, từ 4 - 8 năm buộc phải tiến hành sửa chữa vừa, từ 12 - 24 năm phải sửa chữa lớn đối với đường nhựa và bê tông nhựa. Tuy nhiên, do thiếu vốn, hầu hết hệ thống đường của TPHCM đều không được duy tu, bảo dưỡng như quy định.
TPHCM: Thiếu vốn duy tu, sửa chữa đường

Theo Thông tư số 10/2010 của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý và bảo trì đường bộ, từ 4 - 8 năm buộc phải tiến hành sửa chữa vừa, từ 12 - 24 năm phải sửa chữa lớn đối với đường nhựa và bê tông nhựa. Tuy nhiên, do thiếu vốn, hầu hết hệ thống đường của TPHCM đều không được duy tu, bảo dưỡng như quy định.

“Ấn tượng” nhất trong báo cáo tình hình duy tu, bảo dưỡng đường của Sở Giao thông Vận tải TPHCM là từ năm 1975 đến nay, toàn thành phố có đến 91 con đường với chiều dài 110km chưa hề được sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.

Những con số “nóng” tiếp theo là từ năm 2006 - 2010, kinh phí cho sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường được phân bổ chỉ đáp ứng được 2%-5% so với nhu cầu. Năm 2006 nhu cầu có tới 365 con đường cần được sửa chữa song nguồn kinh phí chỉ đủ sửa 21 con đường. Năm 2007 là 359 đường và số đường được sửa là 29. Năm 2008 là 350 đường và 23 đường được sửa chữa. Năm 2009 là 341 đường và 30 đường được sửa. Năm 2010 có 335 đường cần sửa chữa và số đường được sửa hơn 20. Năm 2011 buồn hơn: 382 đường cần sửa nhưng theo Phòng Quản lý Giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải, từ đầu năm đến nay ngành chưa hề được bố trí vốn để thực hiện công tác sửa chữa đường theo quy định.

Tình hình duy tu có khá hơn nhưng nguồn vốn cấp cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu duy tu. (Xem bảng)

Hậu quả của tình trạng này, tất nhiên không gì khác hơn, đó là hệ thống cầu, đường của thành phố ngày càng xuống cấp. Và điều này đã và đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

TÂM ĐỨC

Tin cùng chuyên mục