Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vấn đề này, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vì các lý do như: nội dung quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo luật dựa trên cơ sở luật hóa tối đa các quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và năm 2014 đã có điều khoản quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết, vì vậy, xét về bản chất thì việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo luật chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh; việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo luật sẽ có tác động tích cực, xóa bỏ hạn chế về thương quyền và nâng cao địa vị pháp lý của hộ kinh doanh.

Với các ý kiến và lý do được nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất lựa chọn loại ý kiến thứ hai.

Ở quan điểm ngược lại, ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) đồng tình bổ sung hộ kinh doanh vào luật như trong giải trình. Chúng ta đã sửa nhiều lần Luật Doanh nghiệp và tất cả các lần sửa đổi đều có quy định về hộ kinh doanh. Việc luật hóa và có chương riêng là cần thiết vì bản chất lâu nay đã quy định. ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cũng đồng tình và cho rằng, việc này là cần thiết để đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh. Các Luật Doanh nghiệp trước đây đều có quy định giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề hộ kinh doanh. Việc bổ sung lần này là cụ thể hóa, chính danh hóa, luật hóa để hộ kinh doanh có thể đóng góp tích cực hơn vào nền kinh tế và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, ĐB Lâm cũng nhìn nhận, dự thảo chưa đưa ra các chính sách cởi mở với hộ kinh doanh như xã hội kỳ vọng; chưa có chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; các chính sách thuế, đất đai cũng đang khiến hộ kinh doanh ngần ngại chuyển đổi.
Các tin, bài viết khác
-
Gắn sao cho nông sản Tây Nguyên
-
Lạm phát gây áp lực tăng lãi suất cho vay
-
Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương
-
Quảng bá, kết nối du lịch TPHCM với các tỉnh miền Trung
-
6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ xuất siêu ở mức thấp
-
Giá xăng dầu giảm nhẹ sau 7 lần tăng
-
Từ 1-7, tất cả doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử: Nhiều tiện ích, chống gian lận
-
TPHCM xin đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ
-
Bất chấp khó khăn, số thu ngân sách của TPHCM tăng mạnh
-
Phiên giao dịch cuối tháng 6: Ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, dầu khí… đồng loạt lao dốc