Theo đó, để việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam trở thành sự kiện truyền thông có ý nghĩa đặc biệt, phát huy được giá trị, ý nghĩa tích cực của sách trong đời sống cộng đồng, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá về Ngày Sách Việt Nam, cũng như một số hoạt động văn hóa đọc phù hợp với từng cấp học. Ngoài ra, trường học cần tăng cường vận động, khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, học viên và sinh viên tích cực đọc sách, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trên cơ sở ứng dụng những kiến thức từ sách. Đặc biệt, cơ sở giáo dục cần quan tâm đổi mới hoạt động thư viện trường học theo mô hình thư viện thân thiện, mở các lớp hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, học viên và sinh viên.
Sở GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần 6 tại đơn vị. Riêng phòng GD-ĐT có trách nhiệm phối hợp với phòng văn hóa và thông tin quận, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Những câu chuyện hấp dẫn về những người phụ nữ phi thường trên thế giới
-
Tác phẩm “Mắt biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục được tái bản
-
Gặp Nàng thơ thuở ấy tại Đường sách TPHCM
-
Điều kỳ diệu từ Đường sách tết
-
Những đứa trẻ nghèo “Trên Đồi Đất Đỏ”
-
Hơn 60.000 đầu sách tại Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý 2020
-
Ra mắt Tủ sách biển đảo quê hương
-
Dịch giả Ondra Slowik: Những tác phẩm như "Số đỏ" khiến độc giả Czech thú vị
-
Theo dấu chân hoa để có giấc mơ xanh
-
Nhiều hội sách cũ được tổ chức, giá rẻ như cho