Truy tố 2 cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và các bị can trong vụ "chuyến bay giải cứu"

Sáng 19-4, sau khoảng 1 tuần Bộ Công an ra kết luận điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Trong các bị can có 26 người thuộc Văn phòng Chính phủ và các bộ Ngoại giao, Y tế, GTVT và các cán bộ cựu công an. Những bị can còn lại thuộc UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp và người trung gian.

Trong 54 bị can có 2 cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam; ông Nguyễn Quang Linh (nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng), bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) bị cáo buộc "Nhận hối lộ".

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam

Cùng tội này, Viện KSNDTC truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân cùng 15 bị can bị khác.

4 bị can bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gồm: Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) và 3 cán bộ đơn vị này là Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương.

29 bị can còn lại bị truy tố về một trong các tội "Đưa hối lộ", "Môi giới hối lộ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Riêng bị can Trần Thị Hà Liên, lao động tự do, bị truy nã về tội "Môi giới hối lộ".

Theo cáo trạng, tháng 4-2020, dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam ở nước ngoài không ngừng tăng, ban đầu là hơn 10.000 người nhưng sau mỗi tháng con số tăng lên hàng chục nghìn người.

Sau khi giải cứu 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về Việt Nam vào tháng 3-2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tháng 4-2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu. Trên cơ sở đó, Tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Y tế, Bộ GTVT, Công an, Quốc phòng) được thành lập để thực hiện tổ chức chuyến bay combo đưa công dân hồi hương.

Thực hiện chủ trương nêu trên, các cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay đưa trên 200.000 người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Quá trình triển khai đã có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền. Từ đó, các bị can và những cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, tạo cơ chế xin cho buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để bôi trơn, đưa hối lộ.

Tin cùng chuyên mục