Sáng 14-4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 10. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điểm lại những nội dung chính trong chương trình nghị sự phiên họp.
Theo đó, UBTVQH cho ý kiến vào 5 dự án luật: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Liên quan công tác giám sát, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội sẽ báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”. UBTVQH cũng thảo luận dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2023 và Đề án, dự thảo Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3-2022.
Chính phủ cũng sẽ có báo cáo để xin ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và việc ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Bên cạnh đó, UBTQVH cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về Thí điểm Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 (trong đó có báo cáo kết quả xử lý nợ hằng năm theo Nghị quyết số 94/2019/QH14); báo cáo tài chính nhà nước năm 2020.
UBTVQH cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội; về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Quốc hội và việc sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Theo báo cáo, thời gian qua, tình hình nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước. Đặc biệt với việc Quốc hội thể chế hóa công tác xử lý nợ xấu thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu đã được khắc phục, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ về xử lý nợ xấu; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu, bảo đảm các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Nhờ đó, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31-12-2021 giảm 17,2% so với thời điểm Nghị định số 42 có hiệu lực (15-8-2017). Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15-8-2017 đến 31-12-2021 cao hơn khoảng 2.150 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Mặc dù xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả tích cực nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc khi xử lý nợ xấu cần tiếp tục có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan để xử lý, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 thêm 2 năm (đến 15-8-2024), không đề xuất điều chỉnh, bổ sung bất cứ quy định nào tại nghị quyết.
Đề xuất áp dụng cơ chế thí điểm cho mọi khoản nợ xấu
![]() Theo Ủy ban Kinh tế, trong thời gian áp dụng Nghị quyết 42, nợ xấu được xử lý của hệ thống các tổ chức tín dụng có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu xác định theo nghị quyết này. Các hình thức xử lý nợ xấu được đa dạng hóa, đặc biệt là xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ tăng mạnh so với trước đây. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Quận Tân Bình thông tin kết quả tiếp công dân liên quan đến khu đất vườn rau tại phường 6
-
Thêm cây bàng vuông từ Trường Sa được trồng tại quận Bình Tân
-
Tăng cường “dẹp loạn taxi” tại sân bay Tân Sơn Nhất
-
Bạo lực, xâm hại trẻ em: Giảm số vụ, nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng
-
Đề xuất khảo sát trữ lượng cát biển phục vụ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
-
Đến 15 giờ chiều 18-8, người lao động đã nhận được 1.094 tỷ đồng tiền hỗ trợ thuê nhà
-
Kỷ luật Giám đốc CDC tỉnh Quảng Bình
-
Trong 2 tháng, Kiên Giang khởi tố 11 vụ phá rừng Phú Quốc
-
TPHCM: Kiến nghị ban hành chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư mầm non ngoài công lập
-
Đề xuất nhiều quy định mới về đấu giá biển số ô tô