Việt Nam sẽ là điểm đến của chuỗi dệt may thế giới

(SGGPO).-Ngày 3-4, tại Hội thảo xúc tiến, giới thiệu công nghệ và dịch vụ dành cho ngành dệt và vải kỹ thuật của doanh nghiệp Pháp tại thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), kiêm Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), cho biết, Việt Nam đang tham gia đàm phán TPP và các hiệp định thương mại với EU, với liên minh thuế quan 3 nước Nga, Belarus, Kazakhstan… thuế suất hàng dệt may Việt Nam vào nhiều thị trường tiêu thụ quan trọng sẽ được cắt giảm xuống còn 0%. Do vậy, sẽ có một sự bùng nổ trong xuất khẩu dệt may và Việt Nam sẽ là điểm đến của chuỗi dệt may thế giới trong thời gian tới; sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất của chuỗi sản xuất dệt may.

(SGGPO).-Ngày 3-4, tại Hội thảo xúc tiến, giới thiệu công nghệ và dịch vụ dành cho ngành dệt và vải kỹ thuật của doanh nghiệp Pháp tại thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), kiêm Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), cho biết, Việt Nam đang tham gia đàm phán TPP và các hiệp định thương mại với EU, với liên minh thuế quan 3 nước Nga, Belarus, Kazakhstan… thuế suất hàng dệt may Việt Nam vào nhiều thị trường tiêu thụ quan trọng sẽ được cắt giảm xuống còn 0%. Do vậy, sẽ có một sự bùng nổ trong xuất khẩu dệt may và Việt Nam sẽ là điểm đến của chuỗi dệt may thế giới trong thời gian tới; sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất của chuỗi sản xuất dệt may.

Theo Vitas, năm 2013, Việt Nam có 6,1 triệu cọc sợi, sản xuất được 1,4 tỷ m² vải, Dự kiến, đến năm 2025, quy mô xuất khẩu dệt may sẽ tăng gấp đôi hiện nay, với tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 46 tỷ USD, riêng hàng may mặc đạt 40 tỷ USD. Với mục tiêu xuất khẩu như vậy thì chuỗi cung ứng trong nước của toàn ngành cần 12 triệu cọc sợi, 12 tỷ m² vải và 5 triệu lao động.

Hội thảo do Cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp phát triển trên thị trường quốc tế (UBIFRANCE) và Liên minh các nhà chế tạo thiết bị ngành dệt của Pháp (UCMTF), VCOSA và VITAS phối hợp tổ chức, có sự tham dự của 7 doanh nghiệp Pháp chuyên lĩnh vực sản xuất máy móc, công nghệ dệt và kỹ thuật hàng đầu của Pháp và thế giới, cùng sự tham dự của khoảng 100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Pháp hiện là nước đứng thứ 3 trong EU, đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thiết bị ngành dệt với kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD/năm, sản phẩm xuất khẩu đến hơn 115 quốc gia. 

 Mỹ Hạnh

Tin cùng chuyên mục