Theo VEC, hệ thống ETC tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng công nghệ DSRC (thông tin liên lạc tầm ngắn, sử dụng OBU-On Board Unit gắn trên phương tiện, tài khoản lưu trong thẻ IC). Trong khi đó, các xe đã dán thẻ Etag lại sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến, sử dụng thẻ Etag, tài khoản được lưu tại trung tâm thanh toán).
Việc đầu tư thêm hệ thống ETC sử dụng công nghệ RFID song song với hệ thống ETC hiện hữu đòi hỏi phải có lộ trình đầu tư phù hợp và phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng.
Trước thực trạng nhiều tài xế yêu cầu trạm phải trừ tiền phí dịch vụ trên thẻ Etag, VEC cho rằng các tuyến cao tốc do VEC quản lý là những tuyến được xây mới hoàn toàn, không phải là đường độc đạo. Do đó, VEC bày tỏ mong muốn người tham gia giao thông cần thanh toán phí bằng tiền mặt và phối hợp, tuân thủ phương án tổ chức giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không cản trở công tác thu phí, gây mất an ninh trật tự và ùn ứ tại trạm thu phí.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chậm bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc - Nam
-
Đề xuất cần đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
-
Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội: Thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để sớm hoàn vốn
-
Quy định hoàn, hủy vé không rõ ràng: Hành khách gặp khó
-
Chuẩn bị khôi phục đường bay giữa TPHCM và Vân Đồn
-
Tổng cục Đường bộ đề nghị tháo gỡ cho lưu thông hàng hóa tại chốt kiểm dịch Covid-19 trên QL18
-
Đề xuất quy hoạch cảng hàng không Bình Phước
-
Hạ tầng cửa ngõ phía Tây chờ nâng cấp, mở rộng
-
Nên phát triển đô thị theo 2 hướng chính: Đông và Tây Bắc
-
Xây thêm 10 nút giao BOT trên quốc lộ 51: Nên hay không?