Xóa cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22-4, tiếp tục phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Theo tờ trình dự án luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày, pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và quy hoạch nông thôn hiện đang được quy định tại 2 luật chính là Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 62/2020/QH14) và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật còn nhiều luật khác liên quan, gây khó khăn cho công tác áp dụng và thi hành. Mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng (nay đề xuất là quy hoạch đô thị và nông thôn) với các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 cũng chưa được quy định rõ.

QC 22.jpeg
Quang cảnh phiên họp

“Qua 14 năm thi hành Luật Quy hoạch đô thị, 9 năm thi hành Luật Xây dựng, cùng với những yêu cầu mới của thực tiễn phát triển, đến nay cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện luật”, ông Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

Qua thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh nhiều yêu cầu đối với việc xây dựng luật, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án “treo”, chậm triển khai thực hiện trên thực tế.

Theo hướng đó, ông Vũ Hồng Thanh lưu ý, dự thảo luật cần tiếp tục hoàn thiện quy định về xử lý khi có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch theo hướng phù hợp với quy định tại Điều 6 Luật Quy hoạch năm 2017, căn cứ vào cấp quy hoạch thay vì căn cứ vào thẩm quyền và thời điểm phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, trường hợp mâu thuẫn thì cần xem xét rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan để có cơ sở thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và bảo đảm tính tổng thể cũng như vị trí, vai trò, tính khoa học và tính thống nhất nội tại của mỗi loại quy hoạch.

DỰ 22.jpeg
Thành viên UBTVQH dự họp

Đề cập đến sự tương thích với Luật Đất đai 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phân tích, theo Luật Đất đai năm 2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, thành phố, thị xã thuộc thành phố/tỉnh trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh có quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất. Do đó, nếu thời kỳ của các quy hoạch này không thống nhất sẽ dẫn đến khó khăn khi lập kế hoạch sử dụng đất các tỉnh, cấp huyện.

Tin cùng chuyên mục