Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, sau thẻ vàng, EU đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỷ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%. Đó là thông tin trong hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU do Bộ NN-PTNT phối hợp Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức vào sáng 25-9.
Thực hiện Cam kết chống khai thác IUU, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác bất hợp pháp, chỉ mua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp, tuân thủ các quy định của Mỹ, EU. Mặt khác, doanh nghiệp rất tích cực trong việc chung tay, phối hợp với Bộ NN-PTNT các đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện các khuyến nghị của EU, tham gia, đề xuất, góp ý sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý.
Nguyên nhân chủ yếu Việt Nam vẫn còn bị EU cảnh cáo thẻ vàng là một số ngư dân vẫn còn khai thác bất hợp pháp. Để chống khai thác IUU, VASEP kiến nghị, Bộ NN-PTNT phối hợp các sở NN-PTNT, ban quản lý cảng cá các địa phương tiếp tục các giải pháp, kế hoạch cải thiện nhằm giải quyết vấn đề “thẻ vàng” hướng tới phát triển bền vững...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nông dân Mê Linh nuốt nước mắt, nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không tiêu thụ được
-
Quy hoạch điện cần chính sách đặc thù
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Lo nước ngọt mùa hạn mặn
-
Vốn FDI đăng ký đạt 5,46 tỷ USD
-
Bưởi Đồng Nai được người dân TPHCM “giải cứu”
-
Sâu đầu đen tấn công vườn dừa ở Bến Tre
-
Đầu năm, ngư dân miền Trung trúng mùa cá cơm
-
Từ hôm nay 25-2, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào đợt cao điểm
-
Quảng Ngãi: Hàng trăm tàu cá không thể ra khơi vì luồng lạch bị bồi lấp
-
Trên thoáng, dưới thắt