Trường hợp đầu tiên là cháu Nghiêm Thanh T. (14 tuổi, quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Sau khi điều trị 50 ngày cháu đã được xuất viện. Hiện 2 cháu Hoàng Văn C. (10 tuổi, trú xã Thanh ngọc, Thanh Chương) và Nguyễn Công H. (11 tuổi, trú xã Công Thành, Yên Thành, cùng tỉnh Nghệ An) đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi họng - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, Khoa Tai Mũi họng - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, Melioidosis hay bệnh Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei) gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50% - 60%.
Đáng lưu ý, các triệu chứng lâm sàng của bệnh Whitmore rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...
Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 đến 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.
Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn bệnh Whitmore phát triển. Các bác sĩ khuyến cáo, những người làm việc, tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đặc biệt, những ai có các vết thương, mụn nhọt,… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm.
Nếu không may bị nhiễm bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô. Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để được làm xét nghiệm phát hiện vi khuẩn sớm và dùng kháng sinh phù hợp.
Hiện nay, Whitmore là căn bệnh chưa có vaccine tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó, phải chủ động biện pháp phòng tránh và không được chủ quan với bệnh này.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Xác minh tài sản, thu nhập của nhiều người đứng đầu đơn vị y tế trong quý III và IV-2022
-
Để y bác sĩ gắn bó với nghề
-
Thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat được nhập về Việt Nam
-
Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học
-
Ngày 17-8, bệnh nhân Covid-19 nặng vọt lên 226 ca và 3 ca tử vong
-
Việt Nam phát hiện thêm biến thể phụ mới của Omicron nhưng không phải là BA.2.75
-
Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân và Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan Công ty Việt Á
-
Những điều cần biết về biến thể BA.2.75 của Omicron
-
Phẫu thuật thành công cho bé gái 8 tuổi không có hậu môn
-
Cấp cứu và phẫu thuật thành công ca chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang