Ai Cập thông qua Dự thảo hiến pháp cuối cùng

- Biểu tình của sinh viên leo thang
Ai Cập thông qua Dự thảo hiến pháp cuối cùng

- Biểu tình của sinh viên leo thang

(SGGPO).- Ủy ban sửa đổi hiến pháp của Ai Cập đã thông qua 4 điều khoản còn lại của dự thảo hiến pháp, hoàn tất bước đi đầu tiên trong tiến trình chuyển tiếp chính trị sau cuộc chính biến ngày 3-7 lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi. Bản dự thảo hiến pháp cuối cùng này sẽ được trình lên Tổng thống lâm thời Atly Mansour xem xét thông qua, sau đó đưa ra trưng cầu ý dân vào cuối tháng này hoặc trong tháng tới.

Theo kế hoạch ban đầu, cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 30 ngày - 90 ngày sau khi Hiến pháp mới được thông qua và cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra sau đó không quá 30 ngày. Tuy nhiên, dự thảo hiến pháp cuối cùng không ghi rõ cuộc bầu cử nào sẽ diễn ra trước, mà chỉ quy định rằng các “tiến trình bầu cử” phải được bắt đầu trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiến pháp mới được phê chuẩn, đồng nghĩa với việc Ai Cập sẽ chưa có Tổng thống hoặc Quốc hội được bầu trước tháng 6-2014. Ngoài ra, dự thảo hiến pháp cuối cùng cũng không quy định tỷ lệ số ghế cố định trong Quốc hội dành cho các đối tượng nói trên.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình, tuần hành của sinh viên trường đại học Al-Azhar - cơ sở thuộc nhà thờ cổ cùng tên có quyền năng cao nhất trong dòng Hồi giáo Sunni ở Ai Cập - tiếp tục diễn ra nhằm phản đối việc đuổi học, bắt giữ và xét xử các sinh viên trong những tuần gần đây. Ngày 1-12, các hội đoàn sinh viên đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình, tuần hành tại các trường đại học trên khắp cả nước, ủng hộ cuộc đấu tranh hiện nay của sinh viên trường đại học Cairo ở tỉnh Giza và tưởng niệm một sinh viên trường đại học Cairo bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh ngày 28-11 vừa qua.

Tại thành phố Alexandria nằm bên bờ Địa Trung Hải, các tỉnh Beni Suef và Minya ở vùng Thượng Ai Cập, sinh viên và hàng trăm người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) tham gia biểu tình phản đối mức án 11 năm tù giam đối với 21 phụ nữ, đòi xét xử “những kẻ sát hại người biểu tình”, đồng thời phát động một cuộc bãi công vô thời hạn cho đến khi toàn bộ các sinh viên bị cảnh sát bắt giữ được phóng thích.     

Sinh viên đối mặt với cảnh sát trong các cuộc biểu tình tại quảng trường Tahrir.

Sinh viên đối mặt với cảnh sát trong các cuộc biểu tình tại quảng trường Tahrir.

      Hạnh Chi

>> Ai Cập phát lệnh bắt hai nhà hoạt động nổi tiếng 

>> Ai Cập tăng cường an ninh trước phiên xử ông Morsi

>> Quân đội Ai Cập bắn người biểu tình
 

Tin cùng chuyên mục