Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ sẽ là điểm đến hấp dẫn với du khách

Qua giám sát thực tế các phòng trưng bày hiện vật, bảo tồn di sản, đoàn đánh giá cao công tác quản lý, nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cách mạng của phụ nữ miền Nam theo chủ đề các tư liệu được trưng bày, bổ sung thường xuyên.
Các thành viên đoàn giám sát tham quan phòng trưng bày áo dài truyền thống lịch sử của phụ nữ miền Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước
Các thành viên đoàn giám sát tham quan phòng trưng bày áo dài truyền thống lịch sử của phụ nữ miền Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước

Sáng 15-9, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM do Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM Cao Thanh Bình làm trưởng đoàn, đã có cuộc giám sát về bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TPHCM gắn với hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.

Qua giám sát thực tế các phòng trưng bày hiện vật, bảo tồn di sản, đoàn đánh giá cao công tác quản lý, nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cách mạng của phụ nữ miền Nam theo chủ đề các tư liệu được trưng bày, bổ sung thường xuyên như: Phụ nữ miền Nam “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”, “Cỏ lau thép trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, “Nữ chiến sĩ giao liên miền Nam”…

Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ sẽ là điểm đến hấp dẫn với du khách ảnh 1 Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ báo cáo tình hình hoạt động với đoàn giám sát

Hiện Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đang lưu giữ trên 40.000 hiện vật theo 12 bộ sưu tập, như: Nghệ sĩ Thanh Nga trên sân khấu cải lương; bộ sưu tập vải thêu, gùi các dân tộc Tây Nguyên; cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên; trang phục các dân tộc ở miền Nam; tư liệu nữ tù…

Đoàn giám sát cũng ghi nhận những khó khăn, kiến nghị của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ về kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm hiện vật, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu, bảo tồn giá trị di sản, không bán vé tham quan cho du khách và các đối tượng đến tham quan, học hỏi, tìm hiểu giá trị di sản…   

Các thành viên đoàn giám sát tham quan phòng trưng bày dụng cụ sản xuất, sinh hoạt của phụ nữ Nam bộ
Theo đồng chí Cao Thanh Bình, để Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, cần có sự phối hợp tốt giữa các địa phương, các ngành liên quan, đặc biệt là kết nối hoạt động du lịch theo tour, tuyến; tăng nguồn thu cho bảo tàng bằng hình thức bán vé, thu phí tham quan; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, học tập của du khách, học sinh, sinh viên và mở rộng các hoạt động liên kết giữa các địa phương trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Nam bộ và TPHCM trong đời sống của một đô thị hiện đại, phát triển.

Tin cùng chuyên mục