“Bầu sữa” khán giả

- Khi giải Cúp quốc gia và Vờ Lích xứ mình quay lại, bóng đá nhiều xứ khác phát thèm. Bởi họ vẫn phải e ngại phòng dịch, đá trên sân vắng bóng khán giả. Còn ở xứ mình, dịch đã bị đẩy lui, nên nhiều khán đài đã sôi động tiếng hét hò cổ vũ.

- Coi vậy chớ cái vui cũng đâu chia đều. Những sân như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An thì khán đài thường đông hơn các sân khác. Khán giả ở những sân này máu lửa, rạo rực hơn, và mang lại sức mạnh của màu cờ sắc áo. Còn những chỗ khác, một địa phương có khi có 2 đội cùng chơi chuyên nghiệp, mà tiếng vỗ tay của khán giả chỉ lẹt đẹt qua loa.

- Vì sao khán giả thờ ơ?

- Có những đội bóng chỉ sống được do tiền túi của ông bầu. Là dân kinh doanh đầu đầy sạn, ông bầu chỉ duy trì đội bóng để kiếm thêm đất, thêm lợi thế kinh doanh hoặc xài đội bóng để làm thương hiệu cho chuyện khác. Khi cạn cái lợi, ông bầu lập tức bán sang tay, đội bóng thay phiên hiệu rụp rụp. Hồn vía của đội banh dật dờ, nên lối chơi cũng không rõ ràng về bản sắc. Ráng ra vẻ cho xôm, ông bầu phải bỏ tiền thuê khán giả tới coi, hoặc tặng kèm múa hát, tạp kỹ như quà khuyến mãi.

- Cứ nếu cứ vậy miết thì bóng đá sẽ èo uột và héo dần. Để khỏe mạnh và tươi tắn, mỗi đội banh luôn cần “bầu sữa” từ tinh thần khán giả.

Tin cùng chuyên mục