Còn tại BV Đại học Y Dược TPHCM, từ khi triển khai chạy thận nhân tạo vào đầu tháng 5-2019, đến nay đã tiếp nhận hơn 300 lượt chạy thận nhân tạo, chủ yếu là các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, tổn thương nhiều cơ quan cùng lúc. Trong đó, tỷ lệ người từ 30 tuổi trở xuống chiếm khoảng 40%.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Khoa nội thận - Thận nhân tạo (BV Đại học Y Dược TPHCM), cho biết người trẻ mắc bệnh về thận chủ yếu do di truyền, tiếp xúc với chất độc, dùng thuốc không rõ nguồn gốc, mắc các bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, hoặc các bệnh cầu thận nguyên phát…
Bên cạnh đó, lối sống và thói quen sinh hoạt của người trẻ tuổi cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về thận. Để tránh phải chạy thận nhân tạo, nếu chưa mắc bệnh thận, cần có lối sống lành mạnh; tránh các bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng acid uric; phải dùng thuốc đúng chỉ định, không lạm dụng thuốc giảm đau; uống nhiều nước; tầm soát bệnh thận...
Các tin, bài viết khác
-
Từ ngày 29-6, Bộ Y tế dừng công bố số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày
-
Trước ngày 4-7: Ban hành các quy định, hướng dẫn để khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế
-
Yêu cầu các đơn vị, địa phương báo cáo việc cán bộ y tế xin thôi việc
-
Mạo danh cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương để lừa đảo người bệnh qua “Hồ sơ vàng“
-
Ký cam kết tiêm vaccine Covid-19 thể hiện trách nhiệm
-
Số ca sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở TPHCM
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
-
Nối bàn tay bị đứt lìa ngay trong đêm cho bệnh nhân
-
Ngày 28-6, thêm 3 ca tử vong do Covid-19 và 769 ca mắc mới
-
Cứu sống sản phụ mang song thai bị tiền sản giật và sản giật nặng sau mổ