Biết rồi còn hỏi

- Mai mốt có đường sắt chạy lẹ, từ Hà Nội vô Sài Gòn chỉ còn 8 tiếng. Giao thông có ngon thì nhiều thứ mới thông suốt. Tuy vậy, bây giờ chỉ dòm con số đã phát rét. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) xứ mình tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án là 26 tỷ đô. Cũng vẫn dự án đường sắt đó, tính toán của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại đưa ra tổng vốn là 58 tỷ đô. Sao chênh nhau hơn hai lần?

- Mấu chốt là ở chỗ chọn tốc độ vận hành tàu thế nào. Từ tư vấn của các chuyên gia Đức và Hà Lan, tính toán về đầu tư của Bộ KH-ĐT dựa trên tốc độ chạy tàu toàn tuyến là 200km/giờ. Phương án này tách biệt: nâng cấp đường sắt hiện tại để chở hàng và xây đường sắt mới để chở khách. Còn dự án của Bộ GTVT dựa trên tốc độ tàu là hơn 300km/giờ, chỉ dành cho chở khách. Tốc độ khác thì công nghệ khác, giá thành cũng khác.

- Giá thành lớn làm vốn tăng khủng chỉ là một nửa sự thật thôi. Bởi lâu nay, hầu như dự án nào đầu tư bằng nguồn ngân sách của Bộ GTVT cũng đội vốn, kéo dài thời gian thi công và… mau hư! Làm ăn kiểu xịch đụi, tổng vốn đầu tư mà thấp được mới là chuyện kỳ khu. Xứ mình còn nghèo, liệu cơm gắp mắm mới là phải lẽ. Dự án mắc hơn hai lần, có phải do tính luôn tiền bôi trơn ở trỏng?

- Biết rồi còn hỏi!

Tin cùng chuyên mục