Bỏ cảng Quy Nhơn ra ngoài là sai lầm chiến lược

Cựu Bí thư tỉnh Bình Định Tô Tử Thanh là người đã có nhiều phát ngôn trên báo chí, quyết liệt chỉ ra các sai phạm tại cảng Quy Nhơn. 
Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn

Năm 2016, ông Thanh có đơn kiến nghị gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương để làm rõ vấn đề cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn. Lần trao đổi mới đây với chúng tôi, ông Tô Tử Thanh cho biết, trước đây, khi chưa cổ phần hóa, hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn đã đạt mức gần 7 triệu tấn/năm (hơn cả cảng Đà Nẵng); nhiều hàng hóa như nông sản, thực phẩm… từ Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, hạ Lào kể cả Thái Lan đều qua cảng để đi các tỉnh trong cả nước và nhiều nơi trên thế giới.

Lúc đó, cảng cũng có nhiều ưu thế, chính sách để thúc đẩy kinh tế tại khu vực các cửa khẩu ở Tây Nguyên; đảm bảo an sinh xã hội, đảm nhiệm việc xếp dỡ một số mặt hàng thông qua cung ứng dịch vụ cảng biển với giá cước mang tính chất hỗ trợ, phù hợp với điều kiện khó khăn của tỉnh Bình Định, miền Trung, Tây Nguyên. Bây giờ, ưu thế của cảng Quy Nhơn cũng không mất đi, vẫn là một cảng biển mang tính chất chiến lược trọng điểm cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh. Một cảng biển như vậy mà lại đem bán hết vốn của Nhà nước cho tư nhân là sai trái.

Liên quan đến việc phát triển cảng Quy Nhơn, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi ngắn với TS Trương Đình Hiển, chuyên gia vật lý hải dương, người được mệnh danh là “cha đẻ” của những cảng biển nước sâu miền Trung.

Ông Hiển nói thẳng: “Chúng ta bỏ cảng Quy Nhơn ra ngoài là một sai lầm chiến lược và đi đến sự bế tắc cho phát triển kinh tế biển của Việt Nam ở vùng trọng điểm kinh tế miền Trung”.

Theo ông Hiển, nói đến cảng Quy Nhơn thì không thể nói mình nó được vì đây là một trong những cảng biển nước sâu có vai trò chiến lược quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung; có ý nghĩa hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trong thế kỷ 21. Những cảng biển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như: Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất, Quy Nhơn (Nhơn Hội) là cụm cảng biển “xương sống” của miền Trung, là trục kinh tế biển cực kỳ quan trọng của cả nước. 

“Cảng Quy Nhơn trấn thủ cửa ngõ về phía Tây của một vùng kinh tế đặc thù, quan trọng của Việt Nam là Tây Nguyên. Từ đây, có thể kết nối, liên kết với vùng tam giác kinh tế Việt-Miên-Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia… Thế nên, cảng Quy Nhơn còn có vai trò quốc tế về chiến lược hành lang kinh tế Đông Tây. Bây giờ, về phía địa phương, cần đẩy mạnh liên kết, phát huy các thế mạnh vốn có của cảng. Nhà nước và Chính phủ cần quan tâm hơn nữa, đầu tư phát triển cảng Quy Nhơn xứng tầm, thúc đẩy trục kinh tế biển miền Trung phát triển mạnh hơn…”, ông Hiển góp ý.
Từ tháng 9-2013 đến tháng 9-2015, Vinalines qua 3 lần chuyển nhượng cổ phiếu, toàn bộ 86,23% tỷ lệ vốn sở hữu cảng Quy Nhơn đã “lọt” vào tay Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận chính thức chỉ ra các sai phạm trong vấn đề cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn.
Qua đó, xác định Bộ GTVT cho phép Vinalines chuyển nhượng cho Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu bộ này phải chủ trì, chỉ đạo, thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước. Về phía tỉnh Bình Định, trước đó đã có kiến nghị Trung ương cho cơ chế về thẩm quyền, để địa phương này quản lý đối với cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Dân
"Thế nên, cảng Quy Nhơn còn có vai trò quốc tế về chiến lược hành lang kinh tế Đông Tây. " (TS Trương Đình Hiển). Có đúng vậy không, khi mà cảng Qui Nhơn đi qua cửa khẩu Lệ Thanh Campuchia là nước vĩnh viễn coi VN là kẻ thù? Trên thực tế, sau khi bị VN ép nâng cặp cửa khẩu này lên QT, Campuchia miễn cưỡng chấp nhận, nhưng đồng thời đã cấm nhiều mặt hàng VN XNK qua, và khối lượng qua cửa khẩu này giảm 1/2 so cùng kỳ (8 tháng đầu năm 2018). Có rủi ro không khi không chọn cửa khẩu VN-Lào mà chọn VN-CPC là cửa khẩu hành lang kinh tế đông tây?

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa vượt 1 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa vượt 1 tỷ USD

Ngày 13-12, tại tỉnh Bến Tre, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (thuộc Bộ NN-PTNT) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”. Hiện nay, ngành dừa Việt Nam có diện tích gần 200.000ha, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tỷ giá ổn định và nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tăng là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong những tháng cuối năm trên địa bàn thành phố.

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Từng thất bại khi đầu tư nuôi gà, nuôi lợn, song anh Đinh Công Thuần đã quyết tâm đứng dậy với sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến và mới đây, sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh.

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 12-12, tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo của UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Đó là nhận định chung của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới” do Báo Người Lao động tổ chức ngày 12-12.

Tài chính- Chứng khoán

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.