Hiện nay, phía Nhật Bản đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn điều dưỡng, hộ lý để làm việc tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão, do tốc độ già hóa dân số nhanh và thiếu hụt lớn nhân lực ở nước này. Dự báo nhu cầu cho ngành nghề này từ nay đến năm 2020 là khoảng gần 400.000 vị trí.
Vì vậy, chiều 25-9 tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức cuộc gặp báo chí để thông báo kế hoạch tuyển dụng và đưa các ứng viên học ngành điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản (lần thứ 8).
Đây là chương trình hoàn toàn miễn phí của Cục Quản lý lao động ngoài nước, giúp các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng có cơ hội đi Nhật Bản làm việc lâu dài, với mức lương cao.

Tuy nhiên, điều kiện là các ứng viên phải tham gia kỳ sơ tuyển để được đào tạo tiếng Nhật trong 12 tháng tại Việt Nam (thi đạt chứng chỉ N3) do Bộ LĐTB-XH tổ chức, được cung cấp bữa ăn, chỗ ở nội trú, hỗ trợ 100% học phí và tiền sinh hoạt hàng tháng, trước khi lên đường sang Nhật.
Theo bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng Phòng thông tin và truyền thông của Cục Quản lý lao động ngoài nước, chủ trì cuộc gặp: Tại Nhật Bản, mức lương dành cho điều dưỡng là 130.000-140.000 yên/tháng (tương đương 26-28 triệu đồng). Mức lương cho hộ lý là 140.000-150.000 yên/tháng (28-30 triệu đồng).
Hồ sơ bắt đầu nhận từ ngày 1-10 và chỉ tiếp nhận thông qua 1 đầu mối là Cục Quản lý lao động ngoài nước, để tránh tình trạng doanh nghiệp tuyển dụng chui, trái phép.
Việt Nam là nước thứ 3 sau Indonesia và Philippines có thỏa thuận đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Trong 7 năm triển khai chương trình này, Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB-XH phối hợp với phía Nhật Bản đã tuyển chọn được 1.440 ứng viên đưa vào đào tạo tiếng Nhật. Trong đó, 1.109 đã được đưa sang Nhật Bản.
Các tin, bài viết khác
-
Hà Nội dự kiến mở cửa trở lại các di tích từ ngày 8-3
-
Nhiều dự án khai thác khoáng sản ở Hòa Bình sai phạm
-
Nắng nóng ở Nam bộ kéo dài đến ngày 8-3, chỉ số UV cực đại trong ngày ở mức 9-10
-
Gần 20% đàn ông Việt Nam không bao giờ lo việc nhà
-
Tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, không “đẻ” thêm thủ tục hành chính
-
Đón 390 công dân Việt Nam tại Myanmar về nước
-
Xử phạt doanh nghiệp xây nhà mẫu hơn 800m² không phép
-
Làm việc thiện trước hết cần có tâm trong
-
An Giang cấm karaoke lưu động và loa kẹo kéo
-
Ấm lòng tân binh