Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sau vài giờ không được ăn uống, cơ thể sẽ có cảm giác đói. Khi cơ thể có bệnh, cảm giác thèm ăn sẽ bị ảnh hưởng. Từ sự ăn uống tốt hay xấu, ta có thể biết cơ thể có bệnh hay không.
Nếu tự nhiên chán ăn, bạn hãy nghĩ đến hai khả năng: chán ăn sinh lý (do có sự thay đổi mạnh mẽ về tình cảm như lo buồn, hoảng sợ quá mức ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương điều khiển về ăn uống) và chán ăn bệnh lý.
Chán ăn bệnh lý có các biểu hiện: chán ăn, nhạt miệng, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng, phần nhiều do cảm cúm. Thường xuyên không muốn ăn, đại tiện lỏng, số lần tăng lên, ngửi mùi thức ăn nhất là thức ăn có nhiều mỡ thấy ngán và bị tiêu chảy ngay, là do cơ năng của dạ dày và ruột giảm.
Miệng nhạt nhẽo, ăn uống sút kém, chứng tỏ có bí đại tiện theo thói quen, làm ảnh hưởng đến chức năng của gan và trung khu thực vật. Nếu bạn chán ăn, hay buồn nôn, cơ thể mỏi mệt, da vàng, nước tiểu đỏ, có thể bạn đã bị bệnh gan. Trong trường hợp này, bạn nên nghiên cứu sử dụng loại thuốc chữa bệnh gan Lisvin – 94.
Ngoài ra, không thiết ăn uống có thể do bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh thận, bệnh tim, các bệnh ác tính. Trong một số trường hợp, chán ăn ở người cao tuổi và trẻ em thường là triệu chứng báo trước, khởi đầu của một bệnh nặng, cần đề phòng, chú ý theo dõi.
NGÂN QUẾ