Chân đế vững

- Báo đăng thấy Vờ ép ép có giám đốc kỹ thuật mới. Dân tình phần đông không biết chức danh này làm những việc gì. Và câu hỏi có tính hoài nghi là liệu người đảm nhiệm chức vụ ấy có thực chất, hay chỉ ngồi cho đủ tụ?

- Nhìn từ chuyện các đội tuyển bóng đá trẻ xứ mình khá chững chạc trong gần 10 năm qua, thì phải tin rằng giám đốc kỹ thuật đã có vai vế. Người ngồi ghế này tư vấn về chiến lược cho nền bóng đá, giúp hoạch định tầm nhìn và các bước thực thi. Có đường đi nước bước thẳng thớm thì khỏi phải rờ mò rồi… mất đoàn kết!

- Nghe vậy cũng mừng. Vậy việc chọn lựa lần lượt là người Đức tới người Nhật đảm nhiệm chức giám đốc kỹ thuật của liên đoàn bóng đá có chủ ý gì không?

- Hai xứ đó đều có nền bóng đá được thiết lập căn cơ, với chân đế rộng. Có thể thao học đường và phong trào mạnh, mới có cơ sở để đầu tư căn cơ cho cấp chuyên nghiệp. Tóm tắt là nên tin tưởng rằng bóng đá xứ mình đã có tính bài bản ở tầm nhìn quản lý.

- Vậy mới được có một chân. Chân còn lại là các câu lạc bộ thì sao?

- Cả Vờ lích hiện giờ, theo giới rành chuyện chỉ có chừng 5 câu lạc bộ đầu tư cho các đội U. Điều này cần phải sớm thúc đẩy để cải thiện. Mong có thành tích ở châu lục hay World Cup thì phải xây chân đế vững.

Đọc nhiều nhất

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Giao thông - Đô thị

Vụ thi công gây sụt lún nhà dân ở phường An Khánh, TP Thủ Đức (TPHCM): Nhà thầu chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại

Đơn vị thi công cam kết sẽ khắc phục những thiệt hại về nứt, lún trong vài ngày tới. Một số hộ dân lo công trình không an toàn đã đề nghị được hỗ trợ chi phí kiểm định những khu vực bị nứt, lún, đồng thời hỗ trợ kinh phí để di dời tạm trong thời gian chờ sửa chữa khắc phục.

Sự kiện & Bình luận

Trái bòn bon và trách nhiệm “gác cửa”

Iceland vừa gửi cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về một sản phẩm nhập từ Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Đó là một lô hàng bòn bon được xuất khẩu từ một doanh nghiệp ở quận Tân Bình (TPHCM), có mức dư lượng chất carbaryl lên tới 15,4±50% mg/kg (EU chấp nhận chỉ 0,01mg/kg).