- Một doanh nghiệp mía đường lớn mới đây đã quyết định thu hẹp quy mô sản xuất, tạm thời đóng cửa vài nhà máy. Lý do trực tiếp là do điện, xăng dầu tăng giá nên đóng cửa để giảm chi phí. Nhưng nguyên do chính yếu khiến họ đóng nhà máy là để cơ cấu lại hệ thống, hình thành cơ sở sản xuất mới, nâng cao sức cạnh tranh.
- Tại sao phải mạnh tay như thế? Nếu thua lỗ thì có thể dựa vô bảo hộ sản xuất rồi từ từ tính cũng được mà?
- Lãnh đạo doanh nghiệp mía đường đó cho rằng dứt khoát phải tạo ra năng lực và hiệu quả đủ mạnh thì mới cạnh tranh được. Còn cứ dựa vô bảo hộ thì không lớn nổi, và tự làm teo tóp mình. Bởi vậy, họ mạnh dạn thuê đất diện tích lớn ở nước láng giềng để có thể trồng mía công nghệ cao. Ở trong nước, họ chọn Tây Ninh làm thủ phủ của cây mía, với cách canh tác, thu hoạch, chế biến hiện đại.
- Liệu làm bự quá, sẽ thừa nguồn cung, rồi giá cả lại trồi sụt thất thường?
- Thị trường họ nhắm tới không chỉ là trong nước, mà còn dành 50% sản lượng để xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tính đường xa thì phải thiết lập hệ thống quản trị, sản xuất căn cơ, không làm tủn mủn. Chủ động về vùng nguyên liệu mới tăng năng suất, giảm giá thành để cạnh tranh hiệu quả. Muốn lớn mạnh, có sức đi đường xa thì phải dựa vào sức mình, đứng vững trên chân mình.
Đọc nhiều nhất
Giao thông - Đô thị
Mặt cầu Long Biên liên tục thủng do thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng
Năm 2022, kinh phí bảo trì cầu Long Biên khoảng 8 tỷ đồng, đáp ứng gần 50% nhu cầu. Với số vốn này, Công ty CP Đường sắt Hà Hải chỉ thực hiện duy tu tổng hợp 1 lần/năm, ưu tiên kinh phí cho các hạng mục đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho các phương tiện qua cầu.
TPHCM kiến nghị gỡ khó trong quản lý, khai thác nhà, đất
Bay nội địa dịp cao điểm hè 2022 tăng 10% so với trước đại dịch Covid-19
Nghiên cứu phát triển đô thị quanh sân bay Tân Sơn Nhất
Cục CSGT: Đề nghị miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô mới
Quy hoạch
Siết quản lý, ngăn hệ lụy “đất 04” bị đầu cơ
Thời gian qua, tình trạng “sốt đất” len lỏi khắp nơi đã khiến hàng trăm hécta đất cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận (gọi tắt là đất 04) bị mang đi rao bán, chuyển nhượng trái phép, tiềm ẩn nguy cơ thiếu đất sản xuất, dẫn đến nguy cơ tái nghèo, tiếp tục phá rừng làm rẫy.
Tạo điểm nhấn sang trọng cho đô thị Huế
Trao giải cho “Công trình tiêu biểu Bộ sưu tập Nhà đẹp” năm 2021
Lập quy hoạch phát huy tiềm năng sông Sài Gòn
Đồng Nai: Đề xuất quy định mới về tách thửa, hợp thửa đất
Sự kiện & Bình luận
Tiền đề cho phát triển
Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng tại Quốc hội trước khi được thông qua. So với lần ban hành đầu tiên năm 2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này nhận được nhiều quan tâm của các nhà làm phim. Điều này dễ hiểu bởi sau một thời gian dài, nhiều điều trong luật không còn phù hợp thực tế thị trường, thậm chí kìm hãm sự phát triển.