* Thu hút vốn FDI đạt 19,2 tỷ USD
(SGGP).- Ngày 24-10, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 chỉ tăng 0,49% so với tháng 9. Trong tháng này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng mạnh nhất ở mức 0,86% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,91%, thực phẩm tăng 1,04% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%. Tăng thứ hai là nhóm giáo dục với mức tăng 0,53% so với tháng trước, do một số tỉnh vùng Tây Bắc tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo quyết định của Chính phủ...
Theo tính toán, nếu loại trừ yếu tố học phí ra, CPI chung tháng 10 chỉ tăng 0,45% so tháng trước. Điều đáng lưu ý là so với 2 tháng trước (CPI tháng 8 tăng 0,83%; tháng 9 tăng 1,06%), CPI tháng 10 lại giảm, trái với quy luật tăng giá trong quý cuối hàng năm. So với cùng tháng (tháng 10) năm 2012, CPI đã tăng 5,92% và so với tháng 12-2012, CPI cả nước đã tăng 5,14%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký từ đầu năm đến ngày 20-10-2013 ước đạt 19,2 tỷ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước, FDI thực hiện ước đạt 9,6 tỷ USD, tăng 6,4%. Trong tổng vốn đăng ký, vốn cấp phép mới cho 1.050 dự án từ đầu năm đến ngày 20-10 đạt 13,1 tỷ USD, bằng 179% so với cùng kỳ năm 2012, vốn bổ sung đạt 6,1 tỷ USD. FDI đăng ký tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 14,9 tỷ USD, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, các ngành còn lại chiếm 2,3 tỷ USD.
ANH PHƯƠNG
Các tin, bài viết khác
-
“Giữ chân” các nhà đầu tư lớn
-
Chiều nay 26-1, giá xăng vượt mức 17.000 đồng/lít
-
Sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế tập thể
-
Thành lập Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Thủ Đức
-
Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố
-
Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng
-
Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới
-
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
-
Năm 2020: Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD
-
Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo