Chưa êm bụng

- Thị trường trái cây nội lên xuống phập phù quá. Mấy tháng trước thì cam ế dội chợ, tiếp theo là đến xoài cát Hòa Lộc cũng bán rẻ rề. Gần đây tới măng cụt, vải trồng ở Tây Nguyên cũng rớt giá. Biến động kiểu vậy thì ai dự báo được xu hướng giá cả để mà tính toán làm ăn?

- Thật ra nhìn từng mặt hàng sẽ thấy rối, chứ nhìn xâu chuỗi nhiều thứ sẽ thấy nguyên nhân. Trên cả nước, các vùng trồng trái cây với diện tích lớn đều được mùa. Tuy vậy, do túi tiền của người tiêu dùng teo lại nên sức mua rất yếu. Cung bự mà cầu xẹp thì giá cả phải xuống.

- Nhưng không lẽ loại trái cây nào cũng hẻo?

- Đâu phải vậy. Như sầu riêng do được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên giá vẫn tốt. Rồi ngoài mọi dự đoán, mãng cầu xiêm cũng hút hàng do trào lưu “trà mãng cầu” đang được chuộng. Nhưng thị trường Trung Quốc không chắc là ổn định dài hạn. Không chỉ sầu riêng mà ngay cả vải, khi họ tìm ra cách canh tác hiệu quả thì hàng nhập giảm liền tức khắc. Nếu cứ dồn trứng vô một giỏ, sớm muộn gì cả người trồng lẫn nhà buôn đều nếm trái đắng.

- Nhìn ở sự căn cơ, rõ ràng vẫn còn nhiều mối lo. Lúa gạo mấy năm nay lên hương, do luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Còn trái cây chưa ổn về chất lượng, lại lệch cung - cầu. Đầu ra mà như vậy, nhà nông chưa thể nào êm bụng.

Đọc nhiều nhất

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Giao thông - Đô thị

Vụ thi công gây sụt lún nhà dân ở phường An Khánh, TP Thủ Đức (TPHCM): Nhà thầu chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại

Đơn vị thi công cam kết sẽ khắc phục những thiệt hại về nứt, lún trong vài ngày tới. Một số hộ dân lo công trình không an toàn đã đề nghị được hỗ trợ chi phí kiểm định những khu vực bị nứt, lún, đồng thời hỗ trợ kinh phí để di dời tạm trong thời gian chờ sửa chữa khắc phục.

Sự kiện & Bình luận

Trái bòn bon và trách nhiệm “gác cửa”

Iceland vừa gửi cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về một sản phẩm nhập từ Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Đó là một lô hàng bòn bon được xuất khẩu từ một doanh nghiệp ở quận Tân Bình (TPHCM), có mức dư lượng chất carbaryl lên tới 15,4±50% mg/kg (EU chấp nhận chỉ 0,01mg/kg).