Công khai các khoản thu ngoài học phí để tránh lạm thu

Trước thực trạng loạn lệ phí thi (LPT) tốt nghiệp đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) (Báo SGGP số ra ngày 3-8 đã có bài phản ánh), nhiều ý kiến cho rằng ngoài việc Bộ GD-ĐT đặt ra quy định chung nhằm quản lý các khoản thu ngoài học phí nói chung và LPT nói riêng, các trường ĐH, CĐ cũng phải công khai minh bạch các khoản thu để bảo đảm quyền lợi sinh viên (SV).

Trước thực trạng loạn lệ phí thi (LPT) tốt nghiệp đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) (Báo SGGP số ra ngày 3-8 đã có bài phản ánh), nhiều ý kiến cho rằng ngoài việc Bộ GD-ĐT đặt ra quy định chung nhằm quản lý các khoản thu ngoài học phí nói chung và LPT nói riêng, các trường ĐH, CĐ cũng phải công khai minh bạch các khoản thu để bảo đảm quyền lợi sinh viên (SV).

Lệ phí thi cao vì chi phí  “thuê, mướn”?

Thầy Phạm Hữu Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp, giải thích: LPT được căn cứ theo quy chế chi tiêu nội bộ và kế hoạch xét tốt nghiệp đối với các lớp học theo niên chế của trường được chính Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp ban hành ngày 25-6-2009.

Theo đó, tổng LPT là 750.000 đồng/SV gồm: Ôn và giải đáp thắc mắc 50.000 đồng, giới thiệu đề và chọn đề thi 130.000 đồng, in ấn đề thi 30.000 đồng, giấy nháp văn phòng phẩm 15.000 đồng, tổ chức coi thi 30.000 đồng, chấm thi 10.000 đồng/bài thi x 3 bài x 2 lượt = 60.000 đồng, nước uống cho hội đồng thi tốt nghiệp 30.000 đồng, phục vụ thi 75.000 đồng. Phí xét tư cách thi tốt nghiệp, tốt nghiệp và phí tốt nghiệp (lễ phục, văn bằng…) là 330.000 đồng/SV.

PGS-TS Nguyễn Hồng Đào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương, cho biết, việc thu LPT được thực hiện theo quy định của trường. Do ĐH Bình Dương là một trường dân lập, không có nguồn ngân sách hỗ trợ, nên mọi chi phí học tập, thi cử… đều phải “phân bổ” cho SV đóng góp. LPT cao vì trường phải chi trả những khoản như: tổ chức ôn thi, thành lập hội đồng thi, chi phí ra đề, tổ chức thi, chấm thi… Tuy nhiên, sau khi nhận được phản ánh này, chúng tôi cũng sẽ họp hội đồng quản trị, ban giám hiệu nhà trường để cân nhắc, xem xét lại vấn đề.

Tương tự, ThS Trần Ái Cầm, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường CĐ Nguyễn Tất Thành, cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp năm 2008, Trường CĐ Nguyễn Tất Thành thực hiện thu LPT 100.000 đồng/môn thi, kết quả bị lỗ (?). Bởi trường phải chi trả cơ sở vật chất, tiền thuê, mướn giáo viên ra đề chấm thi và tổ chức hội đồng thi… với mức phí rất cao. Vì vậy năm nay, để khỏi bị lỗ, trường đã đề ra mức thu LPT 450.000 đồng/SV.

Không nên “thả nổi” các khoản thu ngoài học phí

Dù các trường đều đưa ra những lời “bào chữa” theo lý riêng về việc thu LPT, nhưng SV và dư luận vẫn không hài lòng với cách làm bắt buộc này. SV phải đóng theo quy định của trường, trong khi khoản thu này lại không được công khai ngay từ đầu và trường còn bắt SV nộp kèm thêm nhiều khoản phụ thu khác.

Thực tế, một số trường ĐH, CĐ cũng tổ chức thi, xét tốt nghiệp cho SV cuối khóa nhưng lại không thu LPT hoặc thu phí rất hợp lý như: ĐH KHXH-NV TPHCM, ĐH Hồng Bàng không thu LPT (với SV thi tốt nghiệp lần 1). ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM, một trường ĐH dân lập, nhưng LPT chỉ có 50.000 đồng/môn thi. TS Nguyễn Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng trường, cho biết: Đây là mức thu đã được nhà trường tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nguyên tắc thu chi cũng như đảm bảo một kỳ thi nghiêm túc theo đúng tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT đề ra và đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, giám thị, SV… Năm nay, LPT cho SV trường tăng thêm 20.000 đồng/môn thi so với năm 2008.

ThS Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ Doanh nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết, mức thu LPT như một số trường CĐ, ĐH như vậy là quá cao. Do đó, để minh bạch hơn trong các khoản lệ phí thu ngoài học phí, các trường nên công khai các khoản thu (LPT, phí làm đồ án tốt nghiệp, thực tập…) 

TIẾN ĐẠT

Tin cùng chuyên mục