- Phải vậy thôi. Như TPHCM, bình thường siêu thị đáp ứng được 30% nhu cầu thực phẩm, còn lại do các chợ đảm nhiệm. Đóng chợ theo hiệu ứng dây chuyền, siêu thị có tăng công suất cũng không thế vai nổi. Mở lại chợ, nguồn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày sẽ dễ chịu hơn. Mà rộng hơn nữa, chợ đầu mối và các chợ truyền thống thông suốt thì mới không làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Nông sản phải có “luồng xanh” để từ nơi canh tác đi thật nhanh đến nơi tiêu thụ.
- Nhân lực điều phối, bốc vác, tiểu thương ở các chợ lớn nhỏ sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm phòng dịch. Thực hiện nghiêm ngặt 5K, xét nghiệm, sắp tới là càng nhiều người được tiêm vaccine… sẽ giữ được hoạt động của chợ an toàn.
- Chỉ có thực tế mới đo lường được tính sát hợp của chính sách. Điều gì giúp ổn thỏa cho lợi ích của số đông thì phải ráng duy trì liền mạch. Sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa đều bị ảnh hưởng nặng bởi dịch. Những điều chỉnh, đong đếm lại cho chính xác sẽ làm tình hình nhẹ đi. Có hết lòng vì cái chung thì mới phối hợp nhuần nhuyễn được để cùng giữ sức.