
Theo Gartner, ngày nay có 39 triệu terabytes lưu trữ đang được sử dụng trên toàn cầu. Tới năm 2019, con số đó sẽ cán mức 89 triệu terabytes nên băng thông đường truyền phải tăng 35% mỗi năm mới có thể bắt kịp. Đó là lý do cuộc đua mở rộng băng thông, nâng cấp các đường cáp từ cáp đồng lên cáp quang của những nhà cung cấp mạng viễn thông và Internet trở nên quyết liệt… và chuyện này cũng đang diễn ra tại Việt Nam.

Nhu cầu dùng dữ liệu ngày càng lớn, đòi hỏi tốc độ Internet phải càng cao
Hiện, cả nước có 6 doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động; 72 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông và 63 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet. Tuy nhiên, số thuê bao Internet chủ yếu thuộc các doanh nghiệp lớn, như FPT Telecom, VNPT, Viettel, MobiFone, NetNam…
Số liệu khác cho thấy: Cuối năm 2015 cả nước đã có 36,28 triệu thuê bao Internet băng rộng di động, chiếm tỷ lệ 40,1 thuê bao/100 dân và tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số và được dự báo sẽ tăng 90 triệu thuê bao vào năm 2019. Tính đến hết tháng 6-2016, cả nước có 8,19 triệu thuê bao Internet cố định, gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTx), tăng gấp đôi so với năm 2011 (4,08 triệu thuê bao). Đáng nói, độ phủ (số đường băng rộng/hộ gia đình) tại Việt Nam đạt 37%, tức là cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử dụng băng thông rộng cố định.

Phổ biến cáp quang đang được FPT Telecom triển khai rộng khắp
Với nhu cầu sử dụng kể trên đã chỉ ra, nhu cầu sử dụng dữ liệu mọi lúc, mọi nơi của người dùng Việt Nam ngày càng cao. Hơn nữa nhu cầu này tăng cả về khoảng thời gian sử dụng lẫn độ lớn của dữ liệu sử dụng, quy luật 3s về việc mở một trang web hay nhu cầu gửi ảnh, video và các tài liệu nặng khác khiến việc mở rộng băng thông cùng cơ hội làm các dịch vụ mới của nhà cung cấp Internet ngày càng cấp thiết.
Các nhu cầu dữ liệu, các dịch vụ truyền hình, giải trí, phim ảnh, game… đang chiếm nhiều thời lượng trong việc sử dụng Internet, đòi hỏi các đường truyền lớn hơn. Việc 4G đang từng bước thương mại hóa ở viễn thông và cáp quang đang chiếm ưu thế ở Internet cố định cho thấy rõ nhu cầu của người dùng Việt Nam. Hay các nhà cung cấp đang đẩy mạnh thêm các dịch vụ IPTV, truyền hình di động… cũng cho thấy hướng phát triển tích cực của các dịch vụ đi kèm khi mạng băng thông rộng phủ rộng và ổn định.
Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng, bản thân các nhà cung cấp Internet đã cạnh tranh quyết liệt trong thời gian qua, đặc biệt là cải thiện băng thông, cụ thể ở chuyện chuyển đổi cáp đồng qua cáp quang, 4G thay 3G… bên cạnh việc đảm bảo tốc độ cam kết thì các gói cước cũng cần đan đa dạng, hợp lý cùng các dịch vụ đi kèm.
Nhưng theo Akamai, vào năm 2015, tốc độ kết nối Internet của Việt Nam trung bình đạt 2,7 Mbps, xếp hạng thứ 11 châu Á và thứ 99 thế giới. Trong khi đó, báo cáo khảo sát của hãng Ookla Net Index cho thấy tốc độ Internet băng thông rộng tại Singapore vào khoảng 104 Mbps. Đứng ở vị trí thứ hai là Hong Kong với tốc độ 95 Mbps, tiếp đó là Hàn Quốc (80 Mbps) và Nhật Bản (67 Mbps). Vì thế, nâng tốc độ đường truyền, đảm bảo thông suốt Internet vẫn tiếp tục là mục tiêu của các nhà mạng khi cả FPT Telecom, VNPT, Viettel…
|
Ngân Thành