Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tinh thần năng động sáng tạo của TPHCM

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) nhất trí cao việc cần ban hành một nghị quyết mới với các cơ chế, chính sách đặc thù đột phá để thúc đẩy phát triển TPHCM. 

Chiều 8-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết mới của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Thảo luận về những cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy, ĐB Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) nhất trí cao về việc cần ban hành một nghị quyết mới với các cơ chế, chính sách đặc thù đột phá để thúc đẩy phát triển TPHCM.

Theo ĐB, việc này nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới như đã được nêu tại Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị.

ĐB Nguyễn Phương Thủy. Ảnh: QUANG PHÚC ảnh 1

ĐB Nguyễn Phương Thủy. Ảnh: QUANG PHÚC

ĐB Nguyễn Phương Thủy đề nghị Quốc hội xem xét phân quyền mạnh hơn cho chính quyền TPHCM trong công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn.

Cụ thể, Quốc hội có thể phân quyền cho HĐND TPHCM được ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện và quyết định việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp thành phố và cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc; phân định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp trên và UBND cấp dưới; quy định về tiêu chuẩn, định mức tối thiểu về số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; quyết định tổng biên chế đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.

Đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận chiều 8-6. Ảnh: QUANG PHÚC ảnh 2

Đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận chiều 8-6. Ảnh: QUANG PHÚC

ĐB cũng đề nghị thêm, phân quyền cho UBND TPHCM được chủ động điều chỉnh, bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc tùy theo quy mô dân số, yêu cầu quản lý và đặc điểm địa bàn bảo đảm không vượt mức tổng biên chế đã được HĐND TPHCM quyết định.

ĐB Nguyễn Phương Thủy cho rằng, việc phân quyền cho TPHCM tự quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tiễn của thành phố. Trong đó, tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý, giúp thành phố có thể áp dụng các giải pháp mới, thử nghiệm các mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu quản lý nhà nước tại mỗi thời kỳ.

Ngoài ra, việc phân quyền sẽ làm tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng, kịp thời đối với các quyết định về vấn đề tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được đưa ra ở cấp địa phương. Đồng thời, tăng tính sáng tạo, linh hoạt trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp với tình hình, đặc thù và nhu cầu của địa phương. Điều này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy và mức độ phản ứng kịp thời với những biến chuyển tình hình thực tiễn của TPHCM.

Cơ chế, chính sách đột phá phát triển TPHCM

ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, cần chỉnh lý lại tên dự thảo nghị quyết thành "Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đột phá phát triển TPHCM".

Đồng thời, ĐB Hà Sỹ Đồng đề nghị đưa nội dung xây dựng mô hình chính quyền đô thị của TPHCM vào dự thảo này hoặc đề xuất vào một văn bản quy phạm pháp luật khác vì trong dự thảo nghị quyết trình Quốc hội chưa đề cập.

ĐB Hà Sỹ Đồng. Ảnh: QUANG PHÚC ảnh 3

ĐB Hà Sỹ Đồng. Ảnh: QUANG PHÚC

Trong thu hút, lựa chọn, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ĐB Hà Sỹ Đồng đề nghị cần làm kỹ hơn và có cơ chế thông thoáng theo tư duy công nghiệp hiện đại để có thể thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đồng thời qua cơ chế, chính sách đột phá sẽ tập trung các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu khu vực. ĐB đề xuất, nếu nghị quyết được Quốc hội ban hành thì cần giao cho Chính phủ ban hành các chính sách và chỉ đạo triệt để thực hiện vấn đề này.

Về khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo, ĐB Hà Sỹ Đồng cho rằng cần dành cho TPHCM một quy chế đặc biệt để phục vụ khoa học công nghệ cao, chuyển đổi số và các vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ cao hàng đầu cả nước.

Cần nghiên cứu có luật đô thị đặc biệt

Riêng TP Thủ Đức, với mục tiêu hình thành khu đô thị sáng tạo, là hạt nhân, cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ĐB Nguyễn Phương Thủy nhìn nhận, các nội dung phân quyền như thể hiện trong dự thảo nghị quyết chưa thể tạo được những đột phá căn bản.

Do đó về lâu dài, ĐB Nguyễn Phương Thủy tán thành với ý kiến của ĐB Trương Trọng Nghĩa về việc cần nghiên cứu xây dựng luật về các đô thị đặc biệt để có những cơ chế mạnh mẽ, vượt trội hơn nhằm phát triển các đô thị trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xây dựng Đảng

Cấp ủy quyết liệt chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98

Cấp ủy quyết liệt chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98

Sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98), nhiều địa phương của TPHCM đã có kết quả bước đầu. Kết quả đó đến từ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 98, với mục tiêu nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Việt Nam và Thế giới

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.