Đề nghị chốt giá điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31-3

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị giữa EVN và các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp sớm đàm phán, thỏa thuận để “chốt” giá điện trước ngày 31-3.
Hiện có 28 dự án điện gió đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa có giá bán điện

Hiện có 28 dự án điện gió đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa có giá bán điện

Trước đó, vào ngày 7-1, Bộ Công thương đã có Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành khung giá phát điện đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Theo khung giá này, giá trần cho dự án điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185-1.508 đồng/kWh và điện gió 1.587-1.816 đồng/kWh, tuỳ loại hình.

Đến ngày 9-1, Bộ Công thương tiếp tục có văn bản đề nghị EVN và các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp khẩn trương đàm phán, thống nhất giá phát điện nhưng đảm bảo không vượt quá khung giá phát điện do Bộ Công thương ban hành.

Ngay sau đó, EVN đã có văn bản gửi 85 nhà đầu tư dự án điện tái tạo, đề nghị sớm nộp hồ sơ theo quy định và hướng dẫn để chuẩn bị đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện chuyển tiếp. Khi đủ điều kiện sẽ đàm phán theo hướng công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, đến ngày 20-3, tại hội nghị trao đổi với các nhà đầu tư dự án điện tái tạo do EVN tổ chức nhằm đối thoại, tháo gỡ khó khăn về đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện đối với các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, đại diện Công ty Mua bán điện thuộc EVN thông tin, mới chỉ có duy nhất 1 nhà máy gửi hồ sơ.

Tại hội nghị, đại diện EVN khẳng định, mong muốn đàm phán giá điện để sớm đưa các dự án điện vào vận hành, tránh lãng phí với tinh thần đàm phán được hợp đồng nào là vận hành ngay, “doanh nghiệp nào nộp hồ sơ trước thì ký hợp đồng trước”.

Theo các nhà đầu tư, mỗi turbin trị giá 150 tỷ đồng nhưng đắp chiếu vì chưa có giá chuyển tiếp

Theo các nhà đầu tư, mỗi turbin trị giá 150 tỷ đồng nhưng đắp chiếu vì chưa có giá chuyển tiếp

Cũng tại hội nghị này, đại diện Tập đoàn T&T cùng nhiều nhà đầu tư cho rằng khung giá với điện tái tạo chuyển tiếp mà Bộ Công thương đưa ra là thấp.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình kiến nghị có cơ chế giá tạm tính để các dự án điện tái tạo không đắp chiếu

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình kiến nghị có cơ chế giá tạm tính để các dự án điện tái tạo không đắp chiếu

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T đề nghị, để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang đắp chiếu, trong khi chưa đàm phán được giá điện chuyển tiếp, với 34 dự án (tổng công suất hơn 2.000MW) đã hoàn thành đầu tư xây dựng, cho phép nghiệm thu, được đóng điện và ghi nhận sản lượng.

Theo đó, EVN huy động điện với “giá tạm tính”. Mức giá tạm tính được đề xuất bằng 90% giá điện nhập khẩu. Giá điện nhập khẩu mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay là 6,95 cent/kWh, nên giá tạm tính khoảng 6,2 cent/kWh. “Đây chỉ là giá tạm tính, sau này có giá chính thức sẽ áp dụng sau theo nguyên tắc truy hồi (thiếu thì bù thu, thừa thì trả)”- bà Thanh Bình đề nghị.

Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 điện mặt trời) tổng công suất gần 2.091MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Số dự án này không được hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm theo các quyết định trước đây nên chuyển sang áp dụng cơ chế giá điện chuyển tiếp.

Tin cùng chuyên mục