Ngoài ra, Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến quy hoạch, cơ sở vật chất phục vụ ngành giáo dục; sửa đổi và bổ sung các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục; đặc biệt là hỗ trợ người lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Theo ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, các đơn vị trường học tiếp tục phương án đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong toàn ngành; tiếp tục triển khai các công tác thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, sách giáo khoa năm học 2022-2023, chuẩn bị các điều kiện về trang thiết bị trường học.
Ngoài ra, toàn ngành tiếp tục triển khai nhiều công trình trọng yếu, trong đó có Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030”; Đề án tổng thể đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành gồm: Công nghệ thông tin - truyền thông, Cơ khí - tự động hóa, Trí tuệ nhân tạo, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính - ngân hàng, Y tế, Du lịch, Quản lý đô thị…
Các tin, bài viết khác
-
Quận 1: Chỉ tiêu và các mốc thời gian cần lưu ý khi tham gia tuyển sinh đầu cấp
-
Điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là 63,5 điểm
-
Nhiều trường công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực
-
Đà Nẵng đặc cách tốt nghiệp THPT đối với thí sinh mắc Covid-19
-
Bức xúc việc trường học bán sách giáo khoa kèm vở bài tập, dụng cụ, tài liệu...
-
Gánh nặng sách giáo khoa đầu năm học mới
-
Quận 1 tuyên dương và khen thưởng 1.566 học sinh và giáo viên có thành tích nổi bật
-
TPHCM: Công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên và tích hợp năm học 2022-2023
-
Cô học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trở thành đảng viên
-
Tăng tự chủ tuyển dụng giáo viên