Điểm thay đổi nổi bật nhất của dự thảo lần này là chính sách giá ĐMT (giá FIT) sẽ chỉ còn một mức cho tất cả các vùng bức xạ, thay vì kịch bản chia làm 4 vùng hoặc 2 vùng như đề xuất trước đây.
Cụ thể, dự thảo quy định biểu giá mua điện của các dự án ĐMT nối lưới tại điểm giao nhận điện đối với dự án ĐMT mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 UScents/kWh. Giá mua với dự án ĐMT nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 UScents/kWh.
Dự án ĐMT mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 UScents/kWh. Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy ĐMT nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1-7-2019 đến ngày 31-12-2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá USD (tính tương đương UScents/kWh) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.
Đối với trường hợp của tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án ĐMT nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1-1-2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000MW là 2.086 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh).
Các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại từ ngày 1-1-2021 đến ngày 31-12-2021 áp dụng biểu giá mua điện 1.620 đồng/kWh cho dự án ĐMT mặt đất; 1.758 đồng/kWh với dự án ĐMT nổi.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
-
Hàng Việt có mặt trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ
-
Khảo sát, tìm cách phát huy nguồn lực sông Sài Gòn
-
Khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM 2022
-
Giải ngân vốn đầu tư công: Bức thiết nhưng vẫn ì ạch
-
Khối ngoại mua ròng gần 1.800 tỷ đồng trong tuần VN-Index giảm hơn 11%
-
Khách nhộn nhịp mua tour tại Ngày hội Du lịch TPHCM
-
Mời gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc đến khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên
-
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công