Đề xuất tăng giá “sốc” ở Vịnh Hạ Long: Tạo tâm lý và hình ảnh xấu cho di sản

Ngày 25-10, chia sẻ với Báo SGGP về đề xuất tăng giá gây “sốc” của Ban quản lý Vịnh Hạ Long đối với tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch cho rằng, việc làm này có thể gây tâm lý không tốt cho du khách và khiến hình ảnh điểm đến trở nên xấu đi.

Không phân tích kỹ về con số đề xuất, song ông Hoàng Nhân Chính nhận định: Về tinh thần chung thì tăng phí không phải là xấu hoàn toàn. Thực tế, hiện ngành du lịch đang phải phấn đấu tăng thêm nguồn thu để đóng góp vào ngân sách cho nhà nước. Nguồn thu từ du lịch không chỉ là giá phòng khách sạn hay từ các công ty lữ hành, mà còn từ các hoạt động xã hội khác.
Tuy nhiên cần phải thận trọng và cân nhắc, nếu tăng thì tăng như thế nào. Nguồn thu tăng phải đi liền với chất lượng dịch vụ cũng như đảm bảo khác về môi trường, về chất lượng… để khách du lịch cũng như các hãng, công ty du lịch cảm nhận được sự tăng phí là hợp lý, là góp phần kích thích tăng trưởng du lịch có chất lượng.
Đề xuất tăng giá “sốc” ở Vịnh Hạ Long: Tạo tâm lý và hình ảnh xấu cho di sản ảnh 1 Việc tăng phí không có lộ trình cũng khiến tạo hình ảnh xấu cho điểm đến Vịnh Hạ Long

Ông Chính phân tích thêm: Hiện ở Vịnh Hạ Long vẫn còn nhiều than phiền về độ an toàn của tàu thuyền không tốt, tự nhiên bốc cháy hay các vấn đề liên quan đến bảo vệ cảnh quan, môi trường, rác thải…? Câu hỏi được đặt ra là liệu thu nhiều thì việc chi có minh bạch không, có đảm bảo khắc phục những bất cập trên không.

“Nếu thu cao, nhưng chi cũng thật minh bạch để tái đầu tư cho du lịch thì các doanh nghiệp và khách du lịch sẽ tin tưởng và ủng hộ”, ông Chính cho biết.

Đề xuất tăng giá “sốc” ở Vịnh Hạ Long: Tạo tâm lý và hình ảnh xấu cho di sản ảnh 2 “Nói là “chặt chém” thì hơi nặng với đối với cơ quan quản lý Hạ Long cũng như tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng cho thấy suy nghĩ của khách du lịch. Họ cảm nhận không hài lòng”, ông Hoàng Nhân Chính nói.
Chuyên gia du lịch này cũng đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố lộ trình của việc tăng giá. Ông nói: Điều khiến các doanh nghiệp du lịch “sốc” với đề án tăng giá trên chính là việc tăng không được đưa vào kế hoạch dài hạn có lộ trình. Thông thường, doanh nghiệp du lịch bán tour ít nhất trước 3-6 tháng. Với các tour nội địa thì việc xây dựng giá là trước ít nhất 3 tháng, còn với khách quốc tế thì thời gian lên tới 6 tháng, 1 năm.
"Do đó, việc điều chỉnh giá đột ngột sẽ không chỉ khiến các công ty lữ hành thiệt thòi vì họ không thể điều chỉnh giá do đã cam kết từ trước mà các đơn vị kinh doanh tàu du lịch trên vịnh cũng bị mang tiếng tự thay đổi giá, tạo hình ảnh xấu cho các đơn vị kinh doanh tại điểm đến", ông Chính cho biết.

“Nói là “chặt chém” thì hơi nặng đối với cơ quan quản lý Hạ Long cũng như tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng cho thấy suy nghĩ của khách du lịch. Họ cảm nhận không hài lòng”, ông Hoàng Nhân Chính nói.

Theo quy luật của thị trường, mùa cao điểm về du lịch sẽ có sự tăng giá của các dịch vụ đi theo như giá phòng, ăn uống, vui chơi. Song, nếu không có thông báo trước hoặc chỉ thông báo trong thời gian ngắn và vài tuần hoặc vài tháng thì sẽ khiến du khách có tâm lý bị "chặt chém". Bất cứ sự tăng giá nào bất ngờ cũng khiến cho tâm lý khách không tốt, cũng tạo cảm giác về việc thiếu ổn định của điểm đến và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến du khách quyết định có quay trở lại hay không.

Tin cùng chuyên mục