Điện ảnh Mỹ nỗ lực thoát khủng hoảng

Đến cuối tháng 3-2011, doanh số vé tại rạp phim Mỹ đã giảm 20% so với năm ngoái. Giám đốc các cụm rạp và công ty sản xuất điện ảnh đều cho rằng, chất lượng phim quá kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên.
Điện ảnh Mỹ nỗ lực thoát khủng hoảng

Đến cuối tháng 3-2011, doanh số vé tại rạp phim Mỹ đã giảm 20% so với năm ngoái. Giám đốc các cụm rạp và công ty sản xuất điện ảnh đều cho rằng, chất lượng phim quá kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên.

Những phim công chiếu gần đây như Mars Needs Moms (Sao hỏa tìm mẹ), Sucker Punch (tạm dịch Sức mạnh của người khờ), Take Me Home Tonight (Tối nay đưa tôi về), đều không được khán giả đón nhận. Ngay cả những xuất phẩm đình đám như Never Say Never (Không bao giờ bỏ cuộc) của Justin Bieber, The King’s Speech (Bài diễn văn của nhà vua) và Battle: Los Angeles (Thảm họa Los Angeles) cũng hoàn toàn mờ nhạt khi so sánh với Avatar và Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) – 2 bộ phim thành công và nổi tiếng năm 2010. Ngoài chất lượng giảm sút, kinh tế khó khăn, giá xăng dầu tăng mạnh, người dân ngại đi lại cũng là những yếu tố đẩy điện ảnh Mỹ rơi vào khủng hoảng. Nhiều tập đoàn giải trí quan ngại, nếu thực trạng này kéo dài, công chúng sẽ rời xa rạp chiếu, tìm đến những loại hình giải trí rẻ và tiện lợi như dịch vụ truyền phát trực tuyến Netflix streaming hoặc trò chơi video…

Áp phích quảng cáo phim tại Mỹ.

Áp phích quảng cáo phim tại Mỹ.

Nhằm cải thiện doanh thu cũng như tạo nên khác biệt so với ngồi nhà xem DVD, các rạp đã không ngại đổ hàng triệu USD để nâng cấp hệ thống kỹ thuật số 3D hiện đại. Phần 4 series phim Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Caribbean) công chiếu vào tháng 5 mong đợi tạo cú hích đưa khán giả về với điện ảnh. Phần tiếp theo của các phim bom tấn như Fast Five (Đua xe tốc độ), The Hangover (3 chàng Ngự lâm), Cars (Vương quốc xe hơi) cũng đang được quảng bá rầm rộ.

Ngoài ra, nhiều rạp còn tổ chức hòa nhạc opera hoặc sự kiện thể thao nhằm đối phó với tình trạng ế vé. Do các công ty điện ảnh lớn ở Hollywood đang cắt giảm lượng phim phát hành, nguồn cung đột ngột giảm, hai chuỗi rạp AMC và Regal Entertainment đã quyết định hợp tác khai thác phim tăng nguồn phân phối. Ông Gerry Lopez, giám đốc điều hành AMC Entertainment, lạc quan nói: “Tuy chúng ta đang phải đối mặt với thử thách mang tính toàn diện và lâu dài, nhưng chúng ta cần phải nỗ lực vượt qua. Tôi mong rằng điện ảnh sẽ là lựa chọn giải trí tối ưu trong tương lai”.

Tuy nhiên, theo kết luận trong nghiên cứu gần đây của Lazard Capital Markets, ông Barton Crockett cho rằng, dù số lượng vé bán ra nhiều hơn vào mùa hè và những ngày lễ, nhưng doanh thu cả năm vẫn giảm 2% so với năm trước. Ngoài ra, khuynh hướng phát triển phim 3D của điện ảnh Mỹ không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ từ giới chuyên môn. Tuy giá vé 3D cao hơn phim thường mang lại khoản thu lớn nhưng nhà phân tích Richard Greenfield (thuộc BTIG Research, New York) khẳng định: “Nếu nhà kinh doanh lấy lợi nhuận có được từ giá vé 3D để tăng doanh thu thì đó là một chiến lược nguy hiểm”. Michael Lynton, Giám đốc điều hành Sony Pictures Entertainment khẳng định: “Không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc tăng giá sẽ giúp giữ chân khán giả”.

Thôi Thôi

Tin cùng chuyên mục