Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 8 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước.
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54%; trong đó thực phẩm tăng 0,87% chủ yếu do giá thịt lợn tăng 3,19%; giá rau xanh tăng 2,56%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36% (dịch vụ y tế tăng 0,46%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; giáo dục tăng 0,05%; nhóm đồ uống, thuốc lá và may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,04%...
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: giao thông giảm 1,52%, chủ yếu do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu tại thời điểm 5-7-2017 làm giá nhiên liệu giảm 3,16% (tác động làm CPI chung giảm 0,14%).
Các nhóm bưu chính, viễn thông; văn hóa, giải trí và du lịch giảm không đáng kể, đều chưa tới 0,1%.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2017 tăng 3,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 7-2017 tăng 0,31% so với tháng 12-2016 và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,30% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng tăng 1,49% so với bình quân cùng kỳ năm 2016; cho thấy chính sách điều hành tiền tệ khá ổn định.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nhộn nhịp mua bán cá đồng mùa nước nổi ở ĐBSCL
-
Triển lãm Thủy sản quốc tế - Vietfish 2022 diễn ra từ ngày 24 đến 26-8
-
“Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
-
General Mills thu hồi tự nguyện một số sản phẩm kem Häagen-Dazs
-
General Mills thu hồi tự nguyện một số sản phẩm kem Häagen-Dazs
-
Nghịch lý tăng dễ, giảm khó
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, giá hàng hóa giảm nhỏ giọt: Ai kiểm tra, xử phạt, kéo giá xuống?
-
Vận hành Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng
-
Xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng đột biến
-
Giá xăng dầu giảm thêm 900 - 1.200 đồng/lít