Giải pháp cần thiết

Hiện nay, tỷ lệ cán bộ nữ trong cấp ủy ở TPHCM, đặc biệt là phụ nữ giữ các chức danh lãnh đạo, càng lên cao càng giảm. Trong nhiệm kỳ tới, nếu TPHCM phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ nữ trong Thành ủy TPHCM lên trên 20% và cấp quận - huyện đạt gần 40%, đã là thành công lớn. Nhưng để có sự thành công đó, cán bộ nữ phải trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu, học tập vô cùng gian nan và phải chịu nhiều thiệt thòi so với cán bộ nam. Nếu không có sự quyết tâm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu và bản thân cán bộ nữ thì rất khó có được tỷ lệ trên.

Hiện nay, tỷ lệ cán bộ nữ trong cấp ủy ở TPHCM, đặc biệt là phụ nữ giữ các chức danh lãnh đạo, càng lên cao càng giảm. Trong nhiệm kỳ tới, nếu TPHCM phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ nữ trong Thành ủy TPHCM lên trên 20% và cấp quận - huyện đạt gần 40%, đã là thành công lớn. Nhưng để có sự thành công đó, cán bộ nữ phải trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu, học tập vô cùng gian nan và phải chịu nhiều thiệt thòi so với cán bộ nam. Nếu không có sự quyết tâm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu và bản thân cán bộ nữ thì rất khó có được tỷ lệ trên.

Trong giai đoạn phát triển, phụ nữ ở độ tuổi 25 - 35 là thời kỳ trưởng thành, có sức khỏe, học hành và sự nghiệp thành đạt. Nhưng thách thức lớn nhất với cán bộ nữ là vừa thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ, chăm lo gia đình nội ngoại, lại vừa phải học hành nâng cao kiến thức chuyên môn, chính trị và bận công tác ở cơ quan. Chỉ riêng việc chăm lo gia đình, phụ nữ tiêu tốn rất nhiều sức lực, thời gian, kinh phí. Trong gia đình, nếu người chồng cảm thông, chia sẻ với vợ, cùng gánh vác việc nhà thì người phụ nữ có cơ hội phát triển trong nghề nghiệp cao hơn.

Ngược lại, quyền lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp là thử thách vô cùng nghiệt ngã, thậm chí là đánh đổi, nhất là số chị em được điều động ra bộ ngành trung ương. Chính vì thế, ở nhiều cấp, nhiều cán bộ nữ đành lựa chọn gia đình, không có điều kiện phấn đấu cho sự nghiệp, công danh. Nhưng nếu vượt qua giai đoạn này, bước sang tuổi 35 - 45 và 45 - 55 tuổi, phụ nữ có nhiều thuận lợi, vì gia đình ổn định, con cái lớn khôn, có uy tín, kinh nghiệm công tác, nói cách khác, chị em có nhiều khả năng tham gia quản lý, lãnh đạo như nam giới nếu được đào tạo cơ bản. Đây cũng là cơ sở để xem xét lại tuổi đào tạo, tuổi đề bạt cán bộ nữ một cách hợp lý, khoa học.

Nhận thức của cấp ủy và thủ trưởng cơ quan vô cùng quan trọng, thậm chí trong nhiều hoàn cảnh lại mang yếu tố quyết định đến sự thành công đối với cán bộ nữ. Bởi lẽ, cấp ủy, thủ trưởng đơn vị không chỉ quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ nữ, mà còn tin tưởng, mạnh dạn trao quyền, đề bạt vượt cấp đối với cán bộ nữ có đủ tiêu chuẩn.

Thông thường cán bộ nữ mất khoảng từ 5 - 15 năm dành thời gian nuôi con, nên từ 40 tuổi trở đi mới thực sự có điều kiện tập trung vào sự nghiệp của mình. Nhưng nếu tuần tự từ nhân viên lên chủ tịch UBND phường, bí thư Đảng ủy phường, phó phòng, trưởng phòng UBND quận, chủ tịch UBND quận, bí thư quận ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh ủy… thì rất khó có cơ hội cán bộ nữ trẻ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh hoặc cao hơn. Cùng lắm, phần đông trong số họ chỉ có thể làm tới bí thư quận ủy, giám đốc sở, hoặc phó chủ tịch tỉnh là đã tới 55 tuổi - tuổi nghỉ hưu theo quy định. Do vậy, trong tình hình hiện nay, việc đề bạt vượt cấp đối với nhiều trường hợp chính là giải pháp tình thế mang tính quyết định sự thăng tiến của cán bộ nữ. 

TUẤN SƠN

Tin cùng chuyên mục