Hai bên sẽ hợp tác biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản Huế; xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản Huế.
Từ nay đến năm 2022, các đơn vị sẽ triển khai các nội dung hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu, khám phá di sản; xây dựng bộ tài liệu, các chuyên đề tìm hiểu về di sản văn hóa Huế. Giai đoạn kế tiếp đến năm 2025, các bên sẽ triển khai các bộ tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế và tổ chức các chuyên đề học tập tìm hiểu về di sản văn hóa Huế.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhìn nhận, Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình; có bề dày lịch sử và nền văn hóa lâu đời. Việc đưa chương trình giáo dục di sản văn hóa vào trường học sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn lịch sử địa phương mình, nuôi dưỡng niềm tự hào về truyền thống của dân tộc để có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa tốt hơn.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
SGK mới dùng lại được, chứ không phải dùng một lần rồi phải bỏ
-
Dừng khai báo y tế tại đơn vị đối với cán bộ, giáo viên, học sinh
-
Chạy đua ôn tập cho học sinh lớp 9
-
Giảm tỷ lệ chọi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu
-
TPHCM: Khảo sát năng lực tiếng Anh học sinh lớp 11
-
TP Hà Nội dự kiến chi hơn 61 tỷ đồng đào tạo 270 cán bộ thành tiến sĩ, thạc sĩ
-
Tốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm do không sử dụng lại sách giáo khoa
-
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định không công bố đề tham khảo tuyển sinh lớp 10
-
UBND TPHCM yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Sở GD-ĐT TPHCM liên quan Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
-
Trao học bổng cho con quân nhân, công nhân viên quốc phòng