Tại buổi làm việc, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ, trước khi có dịch Covid-19, ngành du lịch Hà Nội đóng góp 12,54% vào tổng GRDP nhưng năm 2020 giảm xuống còn 3,4%. Sự phục hồi của ngành du lịch thủ đô là nhân tố quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng, giải quyết việc làm, thu ngân sách, bảo đảm sinh kế của hàng vạn lao động.
Theo bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, giai đoạn 2016-2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân đạt 10,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 17,6%/năm, trong đó năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên năm 2020, tất cả các chỉ tiêu của ngành du lịch đều giảm mạnh. Cùng với đó, ngành du lịch Hà Nội còn nhiều hạn chế như: chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao; thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ…
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng, hiện nay, Hà Nội chưa thực sự là nơi hút khách du lịch mà là nơi phân phối khách. Đối với Hà Nội, để thu hút được khách du lịch phải tổ chức các sự kiện lớn, bởi các sự kiện có vai trò rất quan trọng trong thu hút khách nội địa.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua đặt tour du lịch giá rẻ trên mạng
-
Cá voi dài 15m liên tục ngụp lặn trên vịnh Cam Ranh, du khách thích thú quay video chia sẻ
-
Đảm bảo an toàn cho du khách
-
Quảng Nam lấy Hội An làm hạt nhân xây dựng vùng đô thị du lịch
-
Tiên phong xu hướng du lịch Workation tại dự án Felicia Đà Nẵng
-
Du lịch Team building: Kết nối hay rào cản?
-
Khám phá vườn trái cây Nam bộ tại làng du lịch Bình Thành, Quảng Ngãi
-
Bùng nổ du lịch hè: “Cháy” xe, “cháy” phòng, “cháy” vé máy bay
-
Khách sạn, nhà nghỉ “cháy” phòng
-
Đi nước ngoài, chi phí quá cao!