Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt

Đây là chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhân Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2014 (ngày 10-10) nhằm kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng đối với sức khỏe tâm thần.

(SGGP).- Đây là chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhân Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2014 (ngày 10-10) nhằm kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng đối với sức khỏe tâm thần.

Theo WHO, sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Tuy nhiên tới năm 2020, sức khỏe tâm thần sẽ có tầm quan trọng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Hiện nay trên thế giới có trên 400 triệu người bị mắc một trong các rối loạn tâm thần. Tại một số quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần chiếm khá cao trong dân số, như ở Mỹ chiếm 58% dân số, New Zealand 47%, Canada 21,9%... và tỷ lệ chung ở các nước châu Âu 21,2%.

Còn tại nước ta, PGS-TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cho biết, hiện tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ bệnh có khác nhau theo từng nhóm tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Đáng chú ý, vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em, đặc biệt là tự kỷ ngày càng gia tăng đáng kể. Thống kê chỉ riêng tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi trung ương, số bệnh nhân đến khám tăng đều hàng năm, từ 450 trẻ của năm 2008, đến năm 2012 con số đã hơn 2.200 trẻ; trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở trẻ trai nhiều gấp 4 - 6 lần trẻ gái. Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cũng chỉ rõ, nguyên nhân dẫn tới các rối loạn tâm thần đến nay y học vẫn chưa khẳng định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố thường gặp là do sinh học và môi trường nên vấn đề điều trị còn nhiều khó khăn.

MINH KHANG

Tin cùng chuyên mục