Lý do cần tiếp tục thu tiền là để bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, quản lý khai thác các kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động của sân bay.
- Nhưng cái này làm hành khách đi máy bay, cả trong nước lẫn quốc tế đều khó chịu. Vì tiền thu hình thức là tài xế trả, nhưng khoản đó sẽ tính ngay và luôn vào giá cước vận tải hành khách phải chịu.
- Vấn đề là theo “ông” Bộ Giao thông, khoản đó nhất định phải thu. Giống như nhiều công trình BOT, dù nó đặt trật chỗ đi nữa thì rốt cuộc vẫn phải duy trì. Và đã nói dứt khoát như thế thì cấm cãi. Hiểu một cách khái quát, ông giao thông phải gồng “thu phí hay là chết”!
- Ớn hè. Người hiểu chuyện thì nói rằng nếu giá vé máy bay tăng 10 ngàn hay 20 ngàn đồng để có tiền duy trì hạ tầng phục vụ sân bay, khách sẽ dễ chấp nhận hơn. Nhưng nếu thu qua giá vé máy bay, người quản lý và điều phối số tiền đó không phải là Bộ Giao thông. Với hàng triệu đầu xe ra vô sân bay, số tiền đó khổng lồ chớ không giỡn.
- Cái hại là khi thu phí xe chạy, sẽ làm tăng ách tắc giao thông, gây thiệt hại dây chuyền. Và như vậy, chỉ bắt được con săn sắt mà hụt con cá rô!
- Nhưng cái này làm hành khách đi máy bay, cả trong nước lẫn quốc tế đều khó chịu. Vì tiền thu hình thức là tài xế trả, nhưng khoản đó sẽ tính ngay và luôn vào giá cước vận tải hành khách phải chịu.
- Vấn đề là theo “ông” Bộ Giao thông, khoản đó nhất định phải thu. Giống như nhiều công trình BOT, dù nó đặt trật chỗ đi nữa thì rốt cuộc vẫn phải duy trì. Và đã nói dứt khoát như thế thì cấm cãi. Hiểu một cách khái quát, ông giao thông phải gồng “thu phí hay là chết”!
- Ớn hè. Người hiểu chuyện thì nói rằng nếu giá vé máy bay tăng 10 ngàn hay 20 ngàn đồng để có tiền duy trì hạ tầng phục vụ sân bay, khách sẽ dễ chấp nhận hơn. Nhưng nếu thu qua giá vé máy bay, người quản lý và điều phối số tiền đó không phải là Bộ Giao thông. Với hàng triệu đầu xe ra vô sân bay, số tiền đó khổng lồ chớ không giỡn.
- Cái hại là khi thu phí xe chạy, sẽ làm tăng ách tắc giao thông, gây thiệt hại dây chuyền. Và như vậy, chỉ bắt được con săn sắt mà hụt con cá rô!