Khai mạc Không gian thiết kế sáng tạo thủ công tại Huế

Không gian triển lãm "Thiết kế sáng tạo" thủ công mở cửa phục vụ du khách và nhân dân trong suốt thời gian diễn ra Festival từ ngày 28-4 đến 5-5.

* Huế: Khai mạc Không gian thiết kế sáng tạo thủ công

Ngày 28-4, trong khuôn khổ các chương trình chính của Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Ban tổ chức khai mạc không gian triển lãm "Thiết kế sáng tạo" thủ công.

Không gian được thiết kế hiện đại, với sự trưng bày của các sản phẩm, nghệ phẩm có tính ứng dụng cao được sản xuất bởi sự kết hợp kỹ thuật giữa truyền thống và hiện đại, như: Bộ gốm mỹ thuật và sản phẩm gốm ứng dụng, gốm đương đại của Lê Huy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hà Thị Vinh, Ngô Thị Nhung, Giao Nguyễn; nghệ phẩm Trúc chỉ của Phan Hải Bằng, các sản phẩm pháp lam của Đỗ Hữu Triết, sản phẩm đậu bạc của Hồng Hạnh, Áo dài của Đặng Viết Bảo, tranh ghép vải của Lê Việt Cường, giày thời trang kết hợp với nghệ thuật truyền thống của Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, các sản phẩm được ứng dụng từ tre của TreviBike và Trần Xuân Hiến…

Không gian triển lãm "Thiết kế sáng tạo" thủ công mở cửa phục vụ du khách và nhân dân trong suốt thời gian diễn ra Festival từ ngày 28-4 đến 5-5.

Thực hiện kỷ lục thế giới "Bản đồ Việt Nam" tại Festival Nghề truyền thống Huế

Thực hiện kỷ lục thế giới "Bản đồ Việt Nam" tại Festival Nghề truyền thống Huế

Chiều 28-4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" khai mạc "Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế" tại TP Huế.

Đây là điểm nhấn, đồng thời là 1 trong số 11 chương trình chính diễn ra tại Festival nghề truyền thống được bố trí bên bờ sông Hương.

Khai mạc "Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế"
Khai mạc "Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế"

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế cho biết, Festival nghề truyền thống Huế 2023 là cơ hội để các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề và các nghệ nhân có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, "Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế" được thiết kế với hệ thống nhà rường cổ kết hợp với những mái nhà tranh tre gần gũi với người dân Việt Nam và mang đậm đà nét Huế.

Các nghệ nhân trình diễn Tinh hoa nghề Việt bên bờ sông Hương

Các nghệ nhân trình diễn Tinh hoa nghề Việt bên bờ sông Hương

Chiều cùng ngày, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế khai mạc Phòng trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân đến từ thành phố Gongju, thành phố Namyangju (Hàn Quốc), các thành phố Saijo, Shizuoka, Takayama, Sasayama (Nhật Bản), Viện nghiên cứu văn hóa truyền thống Hàn và Viện xúc tiến nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc.

* Hà Tĩnh: Tổ chức lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng

Sáng 28-4, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Ban Tổ chức lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng. Đây là nghi lễ nằm trong chuỗi hoạt động của lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2023 tại tỉnh Hà Tĩnh.

Nghi thức lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng

Nghi thức lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng

Tại lễ tế, người dân thị xã Hồng Lĩnh và đông đảo du khách thập phương đã dâng cúng những mâm bánh chưng xanh, hoa quả và các vật phẩm đặc trưng mang hương vị truyền thống lên các Vua Hùng. Ngay sau lễ tế, lãnh đạo thị xã Hồng Lĩnh và các ban ngành, đoàn thể, nhân dân thị xã Hồng Lĩnh và du khách đã tiến hành dâng hương các Vua Hùng.

Các đội tham gia hội thi gói bánh chưng, bánh dày
Các đội tham gia hội thi gói bánh chưng, bánh dày

Cùng ngày, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thi “Gói bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ Hùng Vương năm 2023”, lễ rước linh vị Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng, đêm dạ hội văn nghệ với chủ đề “Tiếng hát từ cội nguồn” ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước…

* Quảng Nam: Tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Vũ Trọng Hoàng

Cũng trong ngày 28-4, huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Vũ Trọng Hoàng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa đến lễ kỷ niệm.

Đồng chí Vũ Trọng Hoàng, tên thường gọi Bốn Hương, bí danh là Hoa, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, nguyên Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Khu V và tỉnh Quảng Nam.

Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam tặng quà cho vợ đồng chí Vũ Trọng Hoàng. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam tặng quà cho vợ đồng chí Vũ Trọng Hoàng. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG

Ông Vũ Quang Trung, con trai đồng chí Vũ Trọng Hoàng đại diện gia đình bày tỏ sự vinh dự, xúc động trước tình cảm quý báu của Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Quế Sơn và bà con nhân dân địa phương khi tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người cha, người ông của gia đình – đồng chí Vũ Trọng Hoàng.

Đến nay, tên của đồng chí Vũ Trọng Hoàng đã được TP Đà Nẵng đặt tên đường tại phường Hòa An (quận Cẩm Lệ) và được huyện Quế Sơn đặt tên đường tại thị trấn Đông Phú.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng thông tin, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã thống nhất bổ sung tên đồng chí Vũ Trọng Hoàng vào quỹ tên đường tỉnh Quảng Nam. Tên của đồng chí sẽ được tỉnh Quảng Nam đặt cho một con đường mới, khang trang tại TP Tam Kỳ, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Tin cùng chuyên mục