Việc ca sĩ, diễn viên chạy sô… nghe đã nhiều, nhưng lực lượng PCCC chạy sô thì có vẻ lạ. Thế nhưng, chuyện thật như đùa ấy lại được đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Công an - Bộ Xây dựng phát hiện trong quá trình kiểm tra an toàn PCCC tại chung cư Vạn Đô (348 Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4) và Tòa nhà Horizon Tower (số 214 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TPHCM) thuộc Công ty Địa ốc Pico.
Trước đó vào chiều 7-5, để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh với tình huống cháy nổ của lực lượng chữa cháy cơ sở, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục PCCC- CNCH (Bộ Công an), yêu cầu lực lượng PCCC cơ sở tại Tòa nhà Horizon Tower xử lý tình huống giả định là có cháy tại khu vực phía trước tòa nhà. Ngay sau đó, ông Trần Quốc Tuân, nhân viên Công ty Dịch vụ bảo vệ an ninh Việt Nam (Đội trưởng Đội PCCC cơ sở) nhanh chóng triển khai lực lượng và phương tiện tại chỗ để xử lý tình huống. Riêng ông Trần Quốc Tuân sử dụng bình chữa cháy xách tay xử lý các tình huống giả định khác và tham gia hầu hết các yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Thế nhưng, vào sáng hôm sau (8-5), khi đến chung cư Vạn Đô, đoàn kiểm tra bất ngờ gặp lại ông Trần Quốc Tuân, nhưng lần này “đóng vai” Đội trưởng Đội PCCC cơ sở tại đây. Cũng như bên Horizon Tower, ông Tuân chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở xử lý toàn bộ các tình huống do đoàn kiểm tra đưa ra.
Sự có mặt của ông Tuân trong vai trò đội trưởng đội PCCC cơ sở tại cả 2 địa điểm đã khiến đoàn kiểm tra bất ngờ và yêu cầu Ban quản lý chung cư Vạn Đô giải trình. Sau một hồi quanh co, ban quản lý cũng xác nhận việc ông Tuân làm đội trưởng PCCC cơ sở ở 2 nơi là có thật.
Còn cá nhân ông Tuân cho rằng, việc này là hết sức bình thường. Ông Tuân lý luận, nếu chẳng may cùng lúc cả 2 mục tiêu mà ông chỉ huy chung về PCCC có xảy ra cháy nổ thì ông sẽ đến hỗ trợ địa điểm gần nhất nơi ông đang có mặt. Thế nhưng, khi đoàn hỏi vậy ông ứng cứu, xử lý địa điểm còn lại cũng đang cháy như thế nào? Ông Tuân không trả lời được câu hỏi của đoàn kiểm tra.
Chẳng ai trong chúng ta mong muốn cháy nổ xảy ra. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng, cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Nếu không phát hiện kịp thời, xử lý có hiệu quả thì hậu quả để lại sẽ là khôn lường. Nhưng nếu ngay từ khi mới phát sinh, tốc độ phát triển đám cháy còn thấp và diện tích đám cháy còn nhỏ, nếu phát hiện sớm và xử lý hiệu quả thì đám cháy sẽ được khống chế, giảm thiểu được tối đa những thiệt hại do cháy gây ra.
Chính vì vậy, trong công tác PCCC lấy yếu tố phòng là chính và yếu tố quyết định sự thành công là được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng cùng phương tiện tại chỗ. Muốn làm được điều đó, không có cách nào hơn là mỗi cơ sở phải thành lập đội PCCC riêng biệt với đầy đủ thành phần và thường trực sẵn sàng 24/24 giờ đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Không thể vì tiết kiệm chi phí, hay vì một mục đích nào khác mà có thể để lực lượng PCCC cơ sở “chạy sô”. Bởi điều đó không chỉ thể hiện doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà còn thể hiện việc coi thường pháp luật, coi thường mạng sống của cư dân!
Trước đó vào chiều 7-5, để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh với tình huống cháy nổ của lực lượng chữa cháy cơ sở, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục PCCC- CNCH (Bộ Công an), yêu cầu lực lượng PCCC cơ sở tại Tòa nhà Horizon Tower xử lý tình huống giả định là có cháy tại khu vực phía trước tòa nhà. Ngay sau đó, ông Trần Quốc Tuân, nhân viên Công ty Dịch vụ bảo vệ an ninh Việt Nam (Đội trưởng Đội PCCC cơ sở) nhanh chóng triển khai lực lượng và phương tiện tại chỗ để xử lý tình huống. Riêng ông Trần Quốc Tuân sử dụng bình chữa cháy xách tay xử lý các tình huống giả định khác và tham gia hầu hết các yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Thế nhưng, vào sáng hôm sau (8-5), khi đến chung cư Vạn Đô, đoàn kiểm tra bất ngờ gặp lại ông Trần Quốc Tuân, nhưng lần này “đóng vai” Đội trưởng Đội PCCC cơ sở tại đây. Cũng như bên Horizon Tower, ông Tuân chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở xử lý toàn bộ các tình huống do đoàn kiểm tra đưa ra.
Sự có mặt của ông Tuân trong vai trò đội trưởng đội PCCC cơ sở tại cả 2 địa điểm đã khiến đoàn kiểm tra bất ngờ và yêu cầu Ban quản lý chung cư Vạn Đô giải trình. Sau một hồi quanh co, ban quản lý cũng xác nhận việc ông Tuân làm đội trưởng PCCC cơ sở ở 2 nơi là có thật.
Còn cá nhân ông Tuân cho rằng, việc này là hết sức bình thường. Ông Tuân lý luận, nếu chẳng may cùng lúc cả 2 mục tiêu mà ông chỉ huy chung về PCCC có xảy ra cháy nổ thì ông sẽ đến hỗ trợ địa điểm gần nhất nơi ông đang có mặt. Thế nhưng, khi đoàn hỏi vậy ông ứng cứu, xử lý địa điểm còn lại cũng đang cháy như thế nào? Ông Tuân không trả lời được câu hỏi của đoàn kiểm tra.
Chẳng ai trong chúng ta mong muốn cháy nổ xảy ra. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng, cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Nếu không phát hiện kịp thời, xử lý có hiệu quả thì hậu quả để lại sẽ là khôn lường. Nhưng nếu ngay từ khi mới phát sinh, tốc độ phát triển đám cháy còn thấp và diện tích đám cháy còn nhỏ, nếu phát hiện sớm và xử lý hiệu quả thì đám cháy sẽ được khống chế, giảm thiểu được tối đa những thiệt hại do cháy gây ra.
Chính vì vậy, trong công tác PCCC lấy yếu tố phòng là chính và yếu tố quyết định sự thành công là được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng cùng phương tiện tại chỗ. Muốn làm được điều đó, không có cách nào hơn là mỗi cơ sở phải thành lập đội PCCC riêng biệt với đầy đủ thành phần và thường trực sẵn sàng 24/24 giờ đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Không thể vì tiết kiệm chi phí, hay vì một mục đích nào khác mà có thể để lực lượng PCCC cơ sở “chạy sô”. Bởi điều đó không chỉ thể hiện doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà còn thể hiện việc coi thường pháp luật, coi thường mạng sống của cư dân!